Saturday, September 12, 2015

Ông bầu Ba Bản và giới chức chính quyền đương thời

HINH
Từ trái sang: Nghệ sĩ Minh Vương, Nghệ sĩ Thanh Sang, Nghệ sĩ Thanh Hải, Nghệ sĩ Thanh Tú trong buổi họp mặt đoàn cải lương Thanh Minh tại Bình Dương trước đây.
Ngành Mai, thông tín viên RFA Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Nhờ sự quen biết

Vì muốn giới thiệu tiếng ca Thanh Hải với giới mộ điệu bốn phương, cũng như muốn cứu vãn tình trạng giảm sút khán giả đoàn Thủ Đô, ông bầu Ba Bản đã tận dụng cái vị thế sẵn có của một đại điền chủ, mà sự quen biết rộng rãi với các cấp chính quyền cao trọng từ thời thuộc địa Pháp cho đến bây giờ.

Theo lời ông kể lại thì ngày nọ ông kêu Thanh Hải, và một nhạc sĩ mang cây đờn lục huyền cầm đi theo ông đến đài phát thanh Sài Gòn. Do sắp đặt sẵn nên cùng đi lại có cả ông Bộ Trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành; Tướng Mai Hữu Xuân, chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, và ông Đô Trưởng Sài Gòn Nguyễn Phú Hải. Do được báo trước, ông giám đốc đài phát thanh có mặt tại cổng để chào đón, tiếp rước ông bộ trưởng và các vị vào phòng khách danh dự của đài, và tại đây Thanh Hải được gọi vào ca 6 câu vọng cổ. Nghe xong hầu như vị nào cũng công nhận làn hơi ca độc đáo của Thanh Hải là hiếm có, cần phải phổ biến rộng rãi. Tiếp đó thì người tùy phái đi gọi ông trưởng ban văn nghệ đến nhận lệnh dẫn Thanh Hải vô phòng thu âm của đài. Sau khi các vị khách nói trên ra về, thì ngay buổi phát thanh Cổ Nhạc Nam Phần lúc 11 giờ trưa, tiếng ca ngọt ngào truyền cảm của Thanh Hải được phát đi trên làn sóng phát thanh của đài Sài Gòn, gây bất ngờ cho thính giả bốn phương.

Nhờ sự quen biết với nhiều viên chức chính quyền đương thời, mà ông Ba Bản một đại điền chủ ở Bến Tre kiêm bầu gánh cải lương, đã rút ngắn thời gian đưa một dân phu đồn điền cao su lên ngôi vị một danh ca lừng danh, một kép hát hữu hạng, được giới mộ điệu cả nước biết tên. Còn về phía khán thính giả, những người yêu thích cổ nhạc cải lương thì được thưởng thức một giọng ca truyền cảm mới lạ, một làn hơi ca độc đáo xuất hiện, phục vụ cho giới yêu thích cổ nhạc, phục vụ cho đời.

1411195646-thanh-hai4-622.jpg
Từ trái sang: Nghệ sĩ Tuấn Thanh, Nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm, Nghệ sĩ Thanh Hải và Nghệ sĩ Ngọc Hương trong chương trình "Làn điệu phương nam" trước đây.
Quả thật, đúng như dự đoán của ông bầu Ba Bản, khi trưa đài phát thanh Sài Gòn cho phát tiếng ca Thanh Hải, thì tối hôm đó thiên hạ sắp hàng mua vé vào xem. Họ nói rằng đi coi để so sánh giọng ca Thanh Hải và Út Trà Ôn, khiến cho vé hát đoàn Thủ Đô không còn một vé. Vãn hát khán giả hài lòng khi ra về, và đây là những người đầu tiên quảng bá giọng ca Thanh Hải, để cho những hôm sau số người đi coi hát tiếp tục đầy rạp.

Từ đó Thanh Hải được hãng dĩa hát mời gọi thu thanh liên miên, và giờ đây thì tiếng ca Thanh Hải không còn thu hẹp ở rạp hát, hay lẩn quẩn trong vườn cao su, mà nó được làn sóng phát thanh đài Sài Gòn mang đi cùng khắp, để giới mộ điệu cổ nhạc trên cả nước thưởng thức. Lúc này thì dĩ nhiên tiền bạc xài thoải mái, chớ không còn bẩn chật như lúc còn ở vườn cao su, hay tiền lương hạn hẹp của một anh kép hát chưa có vai trò, mỗi đêm còn ngồi học bên cánh gà sân khấu mà chẳng biết tương lai sẽ đi về đâu.

Cuộc đời lên hương

Thanh Hải thật tốt số, nếu như không có cái chuyện Út Trà Ôn rời bỏ gánh, để anh ta có cơ hội được đưa lên thay thế vai trò. Cũng như nếu không có vấn đề ông Ba Bản muốn cứu vản tình trạng sụt giảm khán giả của đoàn Thủ Đô, thì Thanh Hải dễ gì được lăng xê ở đài phát thanh Sài Gòn, để rồi cuộc đời lên hương luôn.

Có lẽ do xuất thân từ nghèo khó, bần hàn, đi làm dân phu đồn điền đời sống thiếu thốn mọi mặt, nên về sau dù làm ra nhiều tiền, ký công tra bạc triệu, đêm hát lãnh lương gấp 10 lần kép nhì, đào ba, Thanh Hải vẫn chí thú làm ăn, không phí phạm đồng tiền, không sa ngã vào bốn bức tường tai hại như nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác.

Nhờ tránh được những tệ hại nói trên mà năm Mậu Thân cải lương khủng hoảng trầm trọng, hầu hết đào kép và những người có liên hệ làm ăn đến hoạt động cải lương đều khổ sở, điêu đứng, nợ nần tứ giăng, phải chạy lung tung kiếm sống qua ngày, kể cả những người cho vay gánh hát cũng than trời. Nhưng riêng Thanh Hải thì không hề hấn gì, chẳng ảnh hưởng bao nhiêu. Do đâu mà Thanh Hải được như vậy chớ? Người ta nói Thanh Hải có đến ba bốn cái tiệm buôn bán gì đó ở Bình Dương, nên cuộc sống khỏe ra, khỏi phải chạy đôn chạy đáo như nhiều đồng nghiệp.

Ông bầu Ba Bản nguyên là đại điền chủ ở Bến Tre, ông quen biết với nhiều nhân vật chức quyền cao trọng từ thời Pháp cho đến thời Đệ Nhứt và Đệ Nhị Cộng Hòa. Lúc đoàn Thủ Đô mới thành lập còn đang tập tuồng tại hãng dĩa hát Hoành Sơn ở đường Ngô Đình Khôi. Mỗi ngày ông Đốc Phủ Sứ Nguyễn Phú Hải, Đô Trưởng Sài Gòn và phu nhân lên đây coi tập tuồng và trò chuyện với ông Ba Bản.

Lúc soạn giả Thu An nộp tuồng ở Bộ Thông Tin xin kiểm duyệt, thì lúc ấy tuồng mang tên “Tiếng Trống Tàn Canh”. Ông Nguyễn Phú Hải nói rằng tuồng khai trương nên tránh chữ “Tàn” và ông đề nghị sửa lại “Tiếng Trống Sang Canh” và tuồng mang tên ấy luôn từ đó.

No comments :

Post a Comment


 Tục ngữ & Thành ngữ

 Nghệ Thuật Sống