Saturday, June 27, 2015

“Làng Nghệ Sĩ” trong Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương

rhf
Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương
Ngành Mai, thông tín viên RFA
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Chủ trương tặng huyệt mộ cho các văn nhân

Từ mấy năm nay vẫn thường nghe nói ở tỉnh Bình Dương có một nghĩa trang khá rộng, rất đẹp, trông giống như công viên Tao Đàn, tức cũng có cây xanh bóng mát. Ngoài ra cũng đươc nghe kể lại rằng nghĩa trang Bình Dương còn làm từ thiện, xã hội giúp đỡ nghệ sĩ nghèo, hoàn cảnh đời sống bấp bênh. Cũng như Ban quản trị chủ trương tặng huyệt mộ cho các văn nhân, thi sĩ từng làm đẹp cho đời, đóng góp tài sản văn hóa quí giá cho văn học nghệ thuật nước nhà. Thế mà khi tuổi về chiều thì cuộc đời lại chẳng đẹp, hoàn cảnh lại khó khăn, chật vật, như nhà văn Sơn Nam, thi sĩ Kiên Giang – Hà Huy Hà, soạn giả Nhị Kiều...

Có thể nói rằng chỉ duy nhứt nghĩa trang Bình Dương là thực hiện vấn đề này. Do đó mà tôi cũng muốn một lần đi thăm để thấy tận mắt những gì mà mình đã nghe qua.

Hiện nay nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp đã không còn được phép chôn cất nữa, nên nhiều nghệ sĩ tuổi xế chiều họ đã tìm cho mình một nơi nào đó để gởi thân xác, khi linh hồn về với Tổ nghiệp sân khấu. Và một địa điểm mà rất nhiều nghệ sĩ về già đã nhắm vào, đó là Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương, bởi nơi ấy đã có một số nghệ sĩ đang an nghỉ.

Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương rộng 200 mẫu tây, tọa lạc tại vùng Lai Khê – Bến Cát, cạnh Quốc Lộ 13 đường đi Hớn Quản, Lộc Ninh, nơi mà trước đây vốn là vườn cao su ngút ngàn của tỉnh Thủ Dầu Một.

Được sự gợi ý của giáo sư soạn giả Đinh Bằng Phi, nguyên giáo sư dạy môn hát bội trường Quốc Gia Âm Nhạc và

Kịch Nghệ Sài Gòn, và sự hướng dẫn của cựu ký giả kịch trường Tần Nguyên, tôi đã có dịp đến Bình Dương (anh Tần Nguyên hiện đang là thành viên Ban Chấp Hành, Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu ở đường Cô Bắc). Đó là một ngày của tháng Năm 2015, chúng tôi tất cả 7 người cùng đi trên chiếc xe nhỏ Suzuki 4 bánh, khởi hành sáng sớm từ chợ Bến Thành và đến nơi mới khoảng hơn 8 giờ sáng.

Lúc mặt trời vừa lên khỏi đỉnh đầu những ngọn cây xanh mờ ở đằng xa, và những giọt sương đêm trên tàng cây cao su vừa ráo, thì chiếc xe chúng tôi đã dừng lại trước cổng chính. Trong lúc anh Tần Nguyên xuống xe hỏi thăm gì đó, thì tôi cũng rời xe quan sát một vòng cảnh quan nơi đây. Tôi đã có ấn tượng ngay từ lúc đầu đặt chân đến đây, bởi không có vẻ gì là một nghĩa địa, một nhị tì như thường thấy, mà trước mắt là một công viên cây lá xanh tươi rợp bóng mát, đúng như tên gọi “hoa viên nghĩa trang”.

Hình ảnh đầu tiên trước tầm mắt tôi là nhưng cây cột trụ hình tròn, đứng sừng sững cao ngất ở hai bên cổng chính. Những cột trụ có hình dáng trụ đồng vững chắc, được xây với ý nghĩa gì tôi không biết. Thế nhưng, tôi lại tưởng tượng là “Cổng Trời” được mô tả trong truyện trong sách. Có cảm tưởng như vậy, chớ ở thế gian có ai đâu rõ được cổng trời ra sao? Chỉ nội cổng chính đối với tôi là cả một sự uy nghiêm, ẩn chứa những gì thiêng liêng nơi ấy.

Nhìn thẳng vào bên trong thấy hiện lên một hình tượng cánh sen cao ngất như những tượng đài dựng ở các công viên. Lúc đầu tôi cũng không biết hình tượng ấy mang ý nghĩa gì, nhưng sau đó thì được biết hình tượng cánh sen đứng phía trước công trình kiến trúc đồ sộ kia là “Vĩnh Hằng Đài”, biểu tượng chính của hoa viên nghĩa trang, mang ý nghĩa âm dương hòa hợp, hội tụ ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Thì ra cảm tưởng lúc đầu của tôi cũng chẳng sai mấy, bởi nếu như nói về vô vi, thì một khi ai đó đi về cõi vĩnh hằng ắt phải bước vô cổng trời.

“Đường Nghệ Sĩ”

Xe chạy vào trong, rẽ phải một đoạn là cơ sở điều hành, ban đại diện làm việc tại đây tiếp đón, và đưa chúng tôi đi thăm viếng từng khu trong hoa viên nghĩa trang bằng chiếc xe chạy điện êm ái. Xe dừng lại ngay đầu một con đường có phiến đá lớn dựng lên đề chữ “Đường Nghệ Sĩ”.

Nhìn thấy trước tiên là mộ phần của nhà văn Sơn Nam, một nhà văn lừng danh tên tuổi đã để lại cho đời, cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm quí giá nói về cảnh vật, cùng nếp sống con người miền Nam Việt Nam. Sinh thời nhà văn Sơn Nam rất nghèo, đời sống đạm bạc, cư ngụ trong mái nhà chật hẹp. Thế mà khi qua đời ông lại được nằm ở một vị trí đặc biệt, tốt nhất trong khu đất nghệ sĩ. Coi như Ban quản trị hoa viên nghĩa trang Bình Dương đã thay mặt nền văn học nước nhà, thay mặt người đời đãi ngộ Sơn Nam bằng cách dành cho ông một nơi an nghỉ cao quí, trang trọng.

Kế bên mộ phần của nhà văn Sơn Nam là nơi yên giấc của thi sĩ Kiên Giang – Hà Huy Hà, tác giả bài thơ “Hoa

tím thôi cài lên mái tóc”. Kiên Giang cũng đồng thời là soạn giả tuồng cải lương “Áo Cưới Trước Cổng Chùa”, vở hát dựng lên bối cảnh vùng đất Hà Tiên từ thời xa xưa với chùa Phù Dung, với bến Tô Châu...

Nằm dọc theo đường nghệ sĩ là mộ phần của nữ soạn giả Nhị Kiều, soạn giả thường trực đoàn Thanh Minh Thanh Nga, mộ của nhạc sĩ Tư Còn... Nghệ sĩ Thanh Sang tuy chưa về với Tổ nghiệp cải lương, cũng đã chọn cho mình sinh phần trong khu đất nghệ sĩ.

Theo tôi thì khu đất nghệ sĩ này về lâu về dài sẽ có nhiều văn nghệ sĩ được về an nghỉ nơi đây, nên tôi đề nghị tạm gọi là “Làng Nghệ Sĩ”, với ý muốn các văn nghệ sĩ khi đã chồn chơn mỏi gối thì nên chuẩn bị về hội ngộ với bạn bè, với đàn anh đàn chị đang nằm ở đây. Vả lại nếu đã có “đường nghệ sĩ” được đặt tên thì phải dẫn vào “làng nghệ sĩ” thì mới đúng, mới hợp tình và hợp cảnh.

Vượt qua nhiều con đường, thăm viếng nhiều công trình, tôi nhận thấy cái đặc biệt của nghĩa trang là trừ mảnh đất đào huyệt mộ chôn cất, còn phần lớn cây cối thì vẫn giữ nguyên, khiến người ta khó thể hình dung được đây là ghĩa trang, nơi an nghĩ của những người lìa xa cõi thế. Đồng thời cũng đã vô tình giữ được môi trường trong sạch, không như nhiều nghĩa địa nắng cháy như thiêu như đốt vào buổi trưa.

Sau hết đại diện ban điều hành mời chúng toi vào phòng trưng bày kỷ vật văn nghệ sĩ, nới đây cũng là phòng khách để thuyết trình thêm những vấn đề của nghĩa trang, đề án trong tương lai, và tiễn chúng tôi ra về lúc 11 giờ trưa.

Tóm lại, Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương là ca một công trình văn hóa đậm nét mỹ thuật, một cuốn sách cung diễn tả chưa đủ, chưa hết. Trong buổi nói chuyện này chỉ mới đề cập đến khu đất đường nghệ sĩ mà thôi. Dĩ nhiên là còn rất nhiều sự kiện, hình ảnh khác cần nêu lên, như phần mộ của nhạc sĩ Phạm Duy, Sơn Nam có cả ruộng lúa tượng trưng đang thực hiện.

Từ giữa thập niên 1950 đến nay, kể từ ngày Má Bảy Phùng Há và nghệ sĩ Năm Châu mua được mảnh đất ở Gò Vấ

p làm nghĩa trang nghệ sĩ, thì giới này ai cũng nghĩ rằng mai kia có về với Tổ nghiệp thì đã có nơi chôn cất không phải lo. Thật vậy, rất nhiều nghệ sĩ đã nằm ở nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp, trong đó có Út Trà Ôn, Ba Khuê, Thanh Hương, Thanh Nga và chồng (ông Đổng Lân), cặp soạn giả tài danh Hà Triều – Hoa Phượng cũng “nhập cư” ở đây. Nói chung nếu ai ra đi trước cũng đều có chỗ nằm đàng hoàng.

Thế nhưng, theo thời gian vật đổi sao dời, vùng Gò Vấp trở thành “đô thị hóa”, do vấn đề ô nhiễm môi trường, các nghĩa địa trong đô thành còn bị giải tỏa làm nơi sinh hoạt công cộng, thì đâu có vấn đề chôn cất ở đất đô thị. Giới nghệ sĩ đã không còn đất chôn, nên phải chạy lung tung tìm trước cho mình một chỗ an nghỉ như trường hợp nghệ sĩ Thanh Sang, còn sống sờ sờ đó mà vẫn phải lo trước cho mình một sinh phần ở nghĩa trang Bình Dương. Trường hợp soạn giả giáo sư Đinh Bằng Phi cũng thế, hiện ông cũng đang lo cho mình có chỗ nằm gần Thanh Sang.

Có điều là đất nghĩa trang Gò Vấp là đất của nghệ sĩ do Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu đứng tên và quản lý, nên từ lâu nay việc chôn cất nghệ sĩ khá dễ dàng. Còn đất nghĩa trang Bình Dương là của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Chánh Phú Hòa, có nghĩa đất tư, người ta chỉ dành một khu cho giới nghệ sĩ, và xét từng trường hợp mà cho. Dĩ nhiên người nghệ sĩ phải hội đủ điều kiện nào đó do công ty đặt ra thì mới được, chớ không hẳn nghệ sĩ là được chôn như cuộc đất ở Gò Vấp.

Theo như tôi được biết thì nghĩa trang Bình Dương liên lạc chặt chẽ với Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu để nắm vững tình trạng của nghệ sĩ mới quyết định cho chôn mà không thu tiền đất. Đồng thời lại còn giúp cho việc ma chay làm đám, di chuyển an táng, xây mộ như trường hợp nhà văn Sơn Nam, thi sĩ Kiên Giang, soạn giả Nhị Kiều là các người nổi tiếng. Còn như nghệ sĩ không nổi tiếng thì chẳng biết có được như vậy không?

Vấn đề tôi sẽ tìm hiểu thêm để phục vụ quý khán thính giả của đài.

No comments :

Post a Comment


 Tục ngữ & Thành ngữ

 Nghệ Thuật Sống