Sunday, June 14, 2015

Chuyện tình Lan và Điệp từ cải lương bước sang tân nhạc (P2)

rhf
Bìa đĩa hát cải lương Chuyện tình Lan và Điệp
Ngành Mai, thông tín viên RFA
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Vọng cổ có pha tân nhạc

Dĩa hát tân cổ giao duyên “Truyện Tình Lan và Điệp” phát hành đã bán khá chạy, bởi đa số những người có máy hát dĩa thời đó đã không bỏ qua dĩa hát trữ tình này. Đồng thời đã không ít những người yêu thích tân nhạc họ cũng khen hay, do đó là động lực cho hãng dĩa Hồng Hoa tiếp tục cho phát hành dĩa vọng cổ có pha tân nhạc, với những bản nhạc đang được ưa chuộng.

Tiếp theo đó thì lại thêm những hãng dĩa khác ra đời, xuất hiện với nhiều nhãn hiệu mới, mà hầu như hãng nào cũng nhắm vào khai thác bài tân cổ giao duyên. Lúc bấy giờ do vấn đề thương mại, các hãng dĩa đã không còn sản xuất dĩa hát rặc ròng 6 câu vọng cổ nữa, mà hầu hết đã tìm các bản nhạc từng nổi tiếng nhiều năm trước, để biến thành bài tân cổ giao duyên.

Theo lập luận của hãng dĩa, tức những người làm thương mại họ tính toán khá kỷ, thì tuy rằng bài tân cổ giao duyên có làm “trái tai” với một số người vốn bảo thủ bài vọng cổ thuần túy, nhưng nó lại thích hợp với một số đông đảo hơn, với những người thưởng thức cổ nhạc thời ấy. Do vậy mà số thính giả bảo thủ dù muốn dù không cũng “bị” nghe tân nhạc xen vô vọng cổ.

Bài vọng cổ chỉ còn 4 câu

Người ta nhớ lại từ đầu thập niên 1950 cho đến năm 1965, soạn giả viết bài ca luôn đầy đủ 6 câu vọng cổ, mà thông thường nói lối xong xuống hò vô câu 1. Khi dứt câu 3 nói lối trở lại và xuống hò vô vọng cổ câu 4.
lan-diep-400.jpg
Đĩa hát cải lương Chuyện tình Lan và Điệp.
Courtesy photo.

Thời đó các soạn giả viết bài ca vọng cổ đã theo quy luật này, và những bài vọng cổ đủ 6 câu cũng thịnh hành một thời như. Xâu Gùi Bến Cát, Đội Gạo Đường Xa, Mồ Em Phượng, Tình Anh Bán Chiếu, Gánh Nước Đêm Trăng, Lòng Dạ Đàn Bà, Tu Là Cội Phúc, Tiếng Đàn Trên Bắc Mỹ Thuận, Bá Nha Tử Kỳ...

Cũng có trường hợp soạn giả đã thay thế nói lối bằng mấy câu thơ lục bát. Soạn giả Kiên Giang vốn là thi sĩ nên bài vọng cổ của ông ngoàiviệc cho thơ thay thế nói lối, mà còn đem thơ vào luôn câu ca vọng cổ, thường là 8 nhịp dứt câu. Nhưng dù cho thơ vào, thì bài vọng cổ vẫn đủ 6 câu chớ không cắt bớt.

Thời điểm ấy đờn ca tài tử khi nhập cuộc thì ca đủ 6 câu vọng cổ, kể cả các bài vọng cổ hài hước do Hề Minh và Hề Văn Hường ca. Thế nhưng, từ ngày bài tân cổ giao duyên “Truyện Tình Lan và Điệp” ra đời đã dẫn theo hàng loạt bài tân cổ giao duyên khác, do vậy mà bài vọng cổ chỉ còn 4 câu. Câu thứ 4 bị mất trước tiên, rồi thì câu 3 cũng bị bỏ đi, cho dù cắt bỏ câu nào cũng được, riêng câu 6 thì giữ nguyên phần xuống “xê” và 8 nhịp chấm dứt bài ca.

Do yêu cầu của nhà sản xuất dĩa hát, nên soạn giả bắt buộc phải bỏ bớt 2 câu để xen tân nhạc vào cho hợp với kỹ thuật thu dĩa, mỗi bài tân cổ giao duyên vô một mặt dĩa, không thể dư được.

Lúc bấy giờ có người thắc mắc với soạn giả Viễn Châu, rằng tại sao không viết trọn bài vọng cổ 6 câu, mà viết toàn vọng cổ pha tân nhạc, làm vọng cổ mất đi 2 câu, như vậy dân đờn ca tài tử đâu có ca được. Soạn giả Viễn Châu đã trả lời: Nếu viết cho đủ 6 câu, tức là không có chen tân nhạc thì ai trả tiền? Hãng dĩa chỉ mướn mình viết vọng cổ dựa theo bài tân nhạc, chớ còn viết đủ 6 câu thì phải đi chào hàng khó ăn hơn nhiều, mà chắc gì hãng dĩa chịu mua. Thôi thì viết bài ca được “đặt hàng” đôi khi còn nhận tiền trước.

Do vậy mà từ khi tân cổ giao duyên ra đời, dân đờn ca tài tử chỉ ca các bài bản cũ 1965 trở về trước, mà bài được ca nhiều nhứt phải nói là bài “Tình Anh Bán Chiếu ” của soạn giả Viễn Châu.

No comments :

Post a Comment


 Tục ngữ & Thành ngữ

 Nghệ Thuật Sống