Trong một lần trò chuyện cùng một bằng hữu văn nghệ- là một nhạc sĩ nổi tiếng và biết nhiều chuyện trong làng ca nhạc Việt Nam. Anh đưa ra một ý tưởng khá thú vị là xếp hạng các nhạc sĩ viết ca khúc theo kiểu võ lâm kiếm hiệp. Trong võ lâm ( rừng võ ) có Võ Lâm Ngũ Bá gồm Vương Trùng Dương chiếm ngôi bá chủ, còn lại là Tây Độc, Đông Tà, Bắc Cái, Nam Đế. Xếp hạng tương tự thì ở trong nhạc lâm ( rừng nhạc) của Việt Nam, thì nhạc sĩ Phạm Duy hạng nhất, bốn vị trí kia thì nhạc sĩ Anh Bằng và nhạc sĩ Lam Phương chiếm giữ; còn lại hai chỗ thì có thể là Hoàng Thi Thơ, Phạm Đình Chương, Trịnh Công Sơn…
Theo sự xếp hạng kiểu này thì muốn ở vào vị trí trong năm chỗ cao nhất thì phải nổi tiếng và có nhiều ca khúc được yêu thích và có nét đặc biệt. Và như vậy thì nhạc sĩ Anh Bằng và Lam Phương xứng đáng được xưng tụng là nhị bá trong Nhạc Lâm Ngũ Bá.
Nhạc sĩ Anh Bằng sinh năm 1926, lớn hơn nhạc sĩ Lam Phương sinh năm 1937. Một người trưởng thành ở miền Bắc rồi di cư vào Sài Gòn năm 1954 và người kia sinh ở Rạch Giá tỉnh Kiên Giang của Miền Nam rồi cũng lên Sài Gòn lập nghiệp.
Ghi dấu sự kiện lịch sử chia đôi đất nước tháng 7 năm 1954, Anh Bằng có bản Nỗi Lòng Người Đi diễn tả nỗi nhớ của chàng trai phải từ giã Hà Nội, chia tay người tình để vào Sài Gòn. Lam Phương thì tưởng tượng cảnh biệt ly để viết bản Chuyến Đò Vĩ Tuyến.
Kể từ năm 1954 cho đến cuối tháng 4 năm 1975, Miền Nam với chính thể Việt Nam Cộng Hòa tự do trở thành miền đất no lành để nhiều đóa hoa nghệ thuật nở rộ trong đó riêng về ca nhạc đã có hàng ngàn ca khúc được sáng tác và vẫn còn được yêu thích cho đến hôm nay tại hải ngoại và ngay cả ở trong nước- người ta gọi đó là Dòng Nhạc Sài Gòn .
Dòng Nhạc Sài Gòn ( 1954- 1975) đã có sự góp mặt của hai nhạc sĩ nổi tiếng Anh Bằng và Lam Phương với nhiều ca khúc thì khi di tản sang Hoa Kỳ cuối tháng 4 năm 1975, hai ông vẫn dồi dào sáng tác trong suốt mấy chục năm ở hải ngoại, cho ra đời những bài hát được ưa thích.
Ở trong nước, gần gũi quê hương cùng với sự tưởng tượng phong phú và tình cảm nồng nàn của thời tuổi trẻ, trung niên giúp cho sự sáng tác dễ dàng; nhưng khi sang xứ người hoàn cảnh xa lạ và mặc dù tuổi tác đã cao mà hai nhạc sĩ này vẫn còn giữ được phong độ. Đó là điều đặc biệt của Anh Bằng và Lam Phương.
Nhạc sĩ Anh Bằng là người thành lập ra trung tâm băng nhạc Asia giữa thập niên 80 ở hải ngoại, ông có cơ hội để phổ biến những nhạc phẩm mới của ông. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi và là sự kích thích để có thêm nhiều cảm hứng mà viết nhạc.
Trong một lần tâm sự, Anh Bằng nói rằng mình tuổi đã già, làm gì mà có chuyện yêu đương trai gái nữa cho nên ông phải tìm cảm hứng từ những bài thơ để phổ nhạc. Thí dụ như bản Anh Còn Nợ Em, lời thơ của Phan Thành Tài, ông đã đưa vào ca khúc rất thành công. Không biết nguyên tác bài thơ ra sao và ông đã sửa đổi như thế nào; mặc dù lập lại câu thơ hai lần trong mỗi đoạn nhạc, nhưng nghe rất tự nhiên và đầy cảm xúc. Chính sự lập lại đó là đặc điểm của ca khúc và trở thành một thí dụ để những người muốn phổ thơ học hỏi.
Những bài thơ cũ như Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, Nhà Tôi của Yên Thao thập niên 40, 50 thời chiến tranh, Anh Bằng đã chuyển thành các bài hát Chuyện Hoa Sim, Chuyện Giàn Thiên Lý và được đón nhận nồng nhiệt, giúp cho số băng đĩa bán được rất nhiều.
Trên mạng Internet, có trang viết về nhạc sĩ Anh Bằng ghi ra những ca khúc của ông thì ông cho biết rằng còn thiếu sót rất nhiều. Con số ca khúc thực sự lên tới hơn năm trăm bài và vị nhạc sĩ bảo là còn rất nhiều ca khúc mới chưa phổ biến.
Mặc dù bị điếc tai nhưng điều này vẫn không cản trở sự sáng tác của ông, và vẫn đều đều cho ra bài hát mới; đây cũng là một đặc điểm của nhạc sĩ Anh Bằng.
Nhạc sĩ Lam Phương với bản nhạc đầu tay lúc 15 tuổi là Chiều Thu Ấy rồi tiếp nối là Kiếp Nghèo, Khúc Ca Ngày Mùa đã đưa tên tuổi ông lên đỉnh cao. Thời Dòng Nhạc Sài Gòn , Lam Phương rất thành công về nghệ thuật lẫn tài chánh trên con đường ca nhạc. Biến cố 30/4/1975 ông cùng gia đình ra đi với hai bàn tay trắng. Có lúc ông ở Hoa Kỳ, có lúc ông ở Paris nước Pháp rồi trở lại Quận Cam cho đến hôm nay. Đường tình sau này của người nhạc sĩ tài hoa trắc trở, cho nên ông đã có những ca khúc buồn da diết. Đó cũng là điểm đặc biệt của nhạc sĩ Lam Phương, nỗi thất tình không phân biệt tuổi tác, và đó là nguồn cảm hứng để các bài hát của ông được đón nhận.
Ông tâm sự rằng sáng tác một ca khúc khá mau, để tình cảm tuôn chảy qua các câu nhạc và lời ca. Nếu có bị bế tắc để không hoàn tất thì ông bỏ luôn bài hát dang dở đó, không gắng sức hoặc chờ một lúc nào đó mà tiếp tục. Cho nên dòng nhạc của Lam Phương rất tự nhiên. Lời ca trong các bài hát của ông sau này rất thấm thía đầy ý nghĩa so với thời còn ở Sài Gòn; có lẽ tuổi đời cùng kinh nghiệm đau thương đã tạo nên điều ấy.
Lam Phương không bao giờ viết chung ca khúc với ai và cũng không phổ thơ hoặc mượn lời của người nào. Đây cũng là một đặc điểm của ông. Ông bảo rằng mình không đủ tài năng để diễn tả lời thơ của thi sĩ, sợ họ không vừa ý.
Sự nghiệp sáng tác của Lam Phương khoảng 200 bản, nhưng đa số đều được đón nhận nồng nhiệt. Thật ra có vài chục bài hát được quần chúng ưa thích thì cũng là điều hiếm có trong làng âm nhạc, không riêng gì tại Việt Nam mà tính luôn cả thế giới nữa.
Sau cơn tai biến mạch máu não vào năm 1999, Lam Phương sức khỏe suy kém, phải ngồi xe lăn và nói năng khó khăn. Ông bảo rằng đã ngưng viết nhạc vì sức khỏe không cho phép. Sáng tác cuối đời của ông là Hạnh Phúc Mang Theo “ Ai đã đem hoang tàn đổ nát, đem ái ân xa mãi tình em. Còn mong chi khi mộng dở dang, tình chưa vui lệ đã dâng tràn.”.
Viết về hai nhạc sĩ lớn Anh Bằng và Lam Phương cần cả một cuốn sách. Bài viết này chỉ là gợi lên để bàn luận câu chuyện văn nghệ cho vui.
Anh Bằng đã sắp bước vào tuổi 90 , Lam Phương cũng xấp xỉ bát tuần. Đời thường gọi hai ông là hai cụ già, nhưng đối với người yêu nhạc hai ông vẫn còn trẻ vì những tâm tình đã dàn trải qua những ca khúc.
Hai ông cũng là chứng nhân của lịch sử Việt Nam từ những năm 1940 cho đến năm nay 2015, từ trong nước cho đến hải ngoại. Sự sáng tác dồi dào, mỗi người mấy trăm ca khúc đủ mọi đề tài từ quê hương, thời sự cho đến tình yêu đôi lứa. Sự hội ngộ giữa hai dòng nhạc Anh Bằng và Lam Phương trong cuốn băng Asia 77 sắp thực hiện là một điều thú vị cho giới yêu nhạc Việt Nam.
Trần Chí Phúc/SBTN
Bài viết liên quan:
- Người Nghệ sĩ và Mẹ - Phía sau hào quang sân khấu
- Đức Tuấn – 15 năm, một chặng đường không từ ánh hào quang
- Yếu tố Trung Quốc trong “Khát vọng đoàn tụ”
- Ca sĩ Y Phương- tiếng hát thính phòng quyến rũ
- "Giấc Ngủ Cô Đơn"
- "Thu Sầu"
- 50 năm, trả nợ Ru tình
- Đình Bảo và câu chuyện Acapella
- Những cuộc hành trình của Phở (Phần 3)
- Những cuộc hành trình của Phở (Phần 1)
- Ghen
- Trạng Quỳnh – Trạng Lợn
- Tuyển Tập Truyện Hay Dành Cho Thiếu Nhi – Tập 1
- Thành tựu âm nhạc Việt nam 40 năm qua đối với người Việt trong và ngoài nước
- Nữ sinh - Nguyễn Nhật Ánh
- Họ, những cánh bướm đêm dập dìu trong bóng tối
- Papillon người tù khổ sai - Henry Charrière
- Vạt nắng sau hè
- Phong bao lì xì bị biến dạng như thế nào?
- Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng của bạn!
- Một số sự kiện âm nhạc tiêu biểu 2014
- Hội thảo "20 năm Văn học miền Nam"
- Sơ Cristina, khi nữ tu đi thi hát
- Trào lưu sống thử ở Việt Nam
- “Tôi tự hào là người Việt Nam”
- Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù
- Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội
- Giữ tình Mẹ trong tiếng hát ru ba miền
- Ngày tết nói chuyện văn hóa rượu vang - p.2
- Ngày tết nói chuyện văn hóa rượu vang -1
- • Café Cộng: Sáng tạo hay bôi bẩn hình tượng?
- “Giải thiêng”, thuật ngữ của sự phá hoại?
- Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại?
- Nhân vật Truyện Kiều đương đại qua góc nhìn Nguyễn Viện
- • Âm nhạc có giúp trẻ thông minh?
- Nhân cách cao quý của người nghệ sĩ
- Hữu Loan, nhà thơ bất khuất
- Elvis Phương: Đã 45 năm ca hát…
- NS Vũ Đức Nghiêm qua đời, hưởng thọ 87 tuổi
- Thế giới tiếc thương huyền thoại âm nhạc George Michael
- Năm mới, nói về ca khúc Happy New Year của ban nhạc ABBA
- Hoàng Thùy Linh vẫn theo dòng nhạc pop dance
- Út Bạch Lan: Nữ Vương bất tử trong lòng khán giả
- Sầu nữ Út Bạch Lan
- Dương Thiệu Tước và Myosotic
- Scorpions: Nọc độc ngọt ngào, dạt dào nhức nhối
- Ban nhạc ABBA
- Tâm tình của nhạc sĩ Việt Khang
- Hình ảnh của những ngôi sao Sài Gòn xưa đang ở độ xuân sắc đầy cuốn hút
- « Chim họa mi vẫn hót trong vườn âm nhạc Dương Thụ »
- Những người yêu thích nhạc vàng ở Hà Nội xưa và nay
- Vũ Khanh trải lòng về thời ăn chơi nổi loạn
- Khánh Ly ‘lần đầu hát lại tại Sài Gòn’ sau 30/4/1975".
- Lady Gaga, một chân dung đa diện
- Ca sĩ Lệ Thu và những thăng trầm cuộc đời
- Mai Hương, nửa thế kỷ tình tự ca
- Thuyền Viễn Xứ
- Top 5 bài hát hay nhất trên Billboard Hot 100 của tuần 21/8-27/8
- Top 5 bài hát hay nhất trên Billboard Hot 100 của tuần 14/8-20/8
- Người nhạc sĩ xưa và sáng tác của ngày nay
- Thái Thanh, hơn nửa thế kỷ ‘khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’
- 16 tuổi Ngọc Giàu chiếm giải Thanh Tâm 1960
- Mùa thu của Đặng Thế Phong qua lời của danh ca Tâm Vấn
- Jacques Offenbach, điệu nhảy bất tận và "câu chuyện" dang dở
- Vũ Khanh, tiếng hát của tình yêu và niềm tin
- Phỏng vấn Kim Cương về hồi ký "Sống cho người, sống cho mình"
- Christophe, vẫn với niềm đam mê thời trẻ
- Bà Năm Sa Đéc đi hát từ thuở xuân xanh cho đến lúc bạc đầu
- Yoko Ono, hơn cả một nàng thơ!
- Nguyễn Cao Kỳ Duyên thành 'đại gia' vào ngày 20 tháng Năm
- Má Bảy Phùng Há lúc còn trẻ
- Michel Polnareff, « dị nhân » của làng nhạc Pháp
- Mặt trái của sân khấu cải lương
- Hề “râu” Thanh Việt với thoại kịch, cải lương, điện ảnh
- Biểu tượng nhạc pop Prince qua đời
- Con Yêu: Tìm lại nguồn gốc của một bài hát Việt hóa
- Nữ NS Ánh Hồng chiếm giải Thanh Tâm 1962
- Đào Mỹ Châu 11 tuổi đi hát, 15 tuổi mua xe hơi
- Chia tay NS Thanh Tùng và Rocker Trần Lập
- Elvis Presley và ‘thành phố ăn chơi’ Las Vegas
- Ca sĩ Ðan Nguyên rời Asia về Thúy Nga
- Từ ngữ “Tân Cổ Giao Duyên” có từ bao giờ, ai gọi đầu tiên?
- Thương Linh, tiếng hát ‘Bay’ và ‘Thoát’
- Nghệ sĩ mừng xuân
- Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý - 40 mùa xuân chưa quay về cố hương
- Dzuy Lynh, người lính chưa bao giờ giải ngũ
- Tiết lộ động trời về Trịnh Công Sơn
- Xuân ca và tôi!
- Liên danh Hà Triều – Hoa Phượng tan rã do đâu?
- Mùa đông buốt giá cùng nhạc sĩ Schubert
- Việt Khang: Sức mạnh một bài hát, một bản án
- Nhạc Việt Khang: ‘Anh’ và ‘Tôi’ và quê hương
- Khánh Ly và chuyện tình bí mật với hai người đàn ông
- Nhạc sĩ Việt Khang mãn án tù ngày 14/12
- Trang Thế Hy, con cò trắng Hàm Luông
- Thơ, Nhạc và “Người Tình” của Nguyễn Đình Toàn
- Thánh lễ an táng cố nhạc sĩ Anh Bằng
- Trên ngàn người tiễn đưa nhạc sĩ Anh Bằng đi xa
- Tang lễ của cố nhạc sĩ Anh Bằng
- Hoàng Thục Linh chia sẻ về cuốn phim "ngày tân hôn" với Quốc Khanh
- Nhạc sĩ Anh Bằng: “Hãy nói về cuộc đời, khi Tôi không còn nữa...”
- Vĩnh biệt nhạc sĩ Anh Bằng - tác giả "Nỗi Lòng Người Đi"
- Nhạc sĩ Anh Bằng đã thanh thản ra đi
- Nhạc sỹ Anh Bằng ốm nặng
- Trầm Tử Thiêng - Một đời ‘Tưởng Niệm’
- Quỳnh Lan, tiếng đàn, giọng hát 'chạm vào trái tim'
- Cúp điện, nỗi khổ ám ảnh thường xuyên của cải lương
- Mai Lệ Huyền, một "đệ nhất sexy" và một người phụ nữ bình thường
- Trở về trần Từ Thức gặp lại “cụ bà” Yến Nhi
- Đào Nguyên lạc lối Từ Thức gặp tiên nữ Giáng Hương
- Phú Quang: ‘Hà Nội là quê hương’
- Giai thoại về việc thành lập đoàn hát Thủ Đô
- Tôi thấy hoang tàn trên tuổi xanh
- Soạn giả Thu An và cặp đào kép chánh Ngọc Hương – Thanh Hải thành danh từ đâu?
- NS. Hà Mỹ Xuân tái diễn Thái Hậu Dương Vân Nga sau 30 năm xa xứ
- Vũ Thành An và những câu chuyện của 10 bài Không Tên
- Nghệ sĩ tài danh thu thanh dĩa hát “Nắng Chiều Trên Sông Dịch”
- Lê Uyên lần đầu lên tiếng mối quan hệ giữa em gái ruột và chồng
- Kỷ niệm 20 năm ngày nhạc sĩ Trúc Phương qua đời
- Ông bầu Ba Bản và giới chức chính quyền đương thời
- Ca sĩ Hoàng Kim- giọng ca của một thế hệ mới
- Những tài năng âm nhạc thế hệ thứ 3 trên đất Mỹ
- Hồ Trung Dũng và hoài bão nhạc jazz
- Khánh Ly: "Tôi chưa làm điều gì phương hại đến Việt Nam."
- 50 năm phong trào nhạc trẻ
- 35 năm giai thoại Woman in Love
- Nhớ Từ Huy, người tình của tuổi học trò
- Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm - Tháng sáu trời mưa
- Người Nghệ sĩ và Mẹ - Phía sau hào quang sân khấu
- Đức Tuấn – 15 năm, một chặng đường không từ ánh hào quang
- 30 năm tình khúc Nothing Gonna’s Change My Love
- Điền Tử Lang, ca sĩ đài phát thanh của hai chế độ
- Soạn giả cải lương coi ngày “khai bút” trước khi viết tuồng
- Thiên Tôn - Người mang Jazz vào nhạc xưa
- Nhớ Sỹ Phú - Người lính hát tình ca
- Huỳnh Thái, Bích Hợp tài danh cải lương đất Bắc
- Ca sĩ Y Phương- tiếng hát thính phòng quyến rũ
- 16 Năm - Lê Uyên Phương "Giã từ niềm vui mong manh"
- Đào cải lương Mộng Tuyền đóng phim
- Ca sĩ Anh Khoa- nỗi sầu tha hương trên xứ Hungary
- Khánh Ly và ‘Ru tình’ từ giã khán giả
- NS An Thuyên - Người đã lên đò về với khúc dân ca
- Trong làng sân khấu có đến 3 nàng Thanh Lan
- “Làng Nghệ Sĩ” trong Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương
- 50 năm, trả nợ Ru tình
- Soạn giả Hà Triều và Bầu Long thích ngựa đua
- Chuyện tình Lan và Điệp từ cải lương bước sang tân nhạc (P2)
- Đình Bảo và câu chuyện Acapella
- Ca sĩ Thanh Mai- búp bê không tình yêu
- Hà Chương, nhạc sĩ khiếm thị tô màu cho âm nhạc
- Giai thoại về kép cải lương Hùng Cường bước sang điện ảnh
- Ca sĩ Trúc Mi sắp trình làng CD đầu tiên 'Tìm Nhau'
- Tháng 5 tưởng nhớ nhạc blues, nhạc trẻ và những “người muôn năm cũ”
- Câu chuyện tình Út Bạch Lan – Thành Được
- Trên đỉnh Grotto và “Hạt giống tình”
- Thành Được đi hát từ lúc nhỏ
- ‘Vua Nhạc Blues’ B.B. King đã ra đi
- Nick Fradiani, 'thần tượng âm nhạc' mới của nước Mỹ
- Năm Châu có tiếng mà không có miếng
- Dân ca Việt Nam qua đàn dân tộc Bandura của Ukraine
- Tiết Giao đoạt Ngọc hay là Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (P2)
- Cho những người vừa nằm xuống chiều qua
- Tiết Giao đoạt Ngọc hay là Hồ Nguyệt Cô hóa cáo
- Ca nhạc sĩ Phan Văn Hưng trong dòng nhạc đấu tranh
- Giàn nhạc tài tử cải lương hiếm thấy nữ nhạc sĩ đờn Kìm
- Vụ kiện tác quyền nhạc Phạm Duy
- Đàn tranh với nghệ sĩ Việt Nam
- Nhạc cổ điển với Xuân Ánh
- Nghe nhạc cổ điển với Xuân Ánh - clarinet
- Nghe nhạc cổ điển với Xuân Ánh - Trumpet
- Cô đào Thanh Vân đóng vai ma lại... sợ ma!
- Vân Tiên – Nguyệt Nga trên sân khấu và trên màn bạc
- Định mệnh và Tình yêu trong tình ca Từ Công Phụng
- Nghệ sĩ Thái Thanh
- Ca sĩ Thái Thanh
- Ca sĩ Trần Thái Hòa
- Ca sĩ Quang Tuấn
- Nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên là ai?
- Ca sĩ Lê Uyên - còn mãi một vẻ đẹp lạ lùng
- Những thăng trầm của đoàn kịch nói Kim Cương
- Kỳ nữ Kim Cương trên bước đường nghệ thuật và tình cảm
- Hát bội với Lễ Hội Kỳ Yên ở đình làng
- Bài tình ca nổi tiếng “Khúc Thụy Du” cho ngày Valentine
- Đêm hát khán giả nhiều, ít nhứt
- Nghệ thuật cải lương trong cơ chế thị trường
- Tiếng hát Vũ Khanh trở lại Paris sau 10 năm vắng bóng
No comments :
Post a Comment