Thy Nga RFA
Dòng nhạc ABBA đưa Thy Nga trở lại những tháng năm xa xưa – chắc hẳn quý vị nhiều người cũng vậy, những người yêu chuộng ABBA từ khi nhóm nhạc này đứng đầu liên tiếp hàng tháng trên các bảng xếp hạng về ca nhạc trên thế giới. Đó là các năm từ 1974 đến 1982, thời hoàng kim của nhóm ABBA.
Phải nói ABBA là một hiện tượng, như sự kiện sau đây cho chúng ta thấy: Khi đại hí viện Royal Albert Hall tại London vào năm 1976 loan báo bán vé qua bưu điện cho hai buổi ra mắt của ABBA tại Anh quốc: có 11,212 vé nhưng họ nhận được hơn 3 triệu thư mua vé, tức là nếu đáp ứng cho đủ thì ABBA phải trình diễn trên 600 buổi! Những năm tiếp theo đó, ABBA còn được ái mộ nhiều hơn nữa.
Nhóm này gồm 2 chàng đàn hát cùng với 2 cô, ra mắt khán thính giả Thụy Điển, quê hương của họ, vào tháng 11 năm 1970. Nhóm đặc biệt ở chỗ họ là 2 cặp tình nhân:
Agnetha và Bjorn (cô tóc vàng cao lềnh khềnh, hay đi ủng, với chàng đàn guitar);
Benny và Anni-Frid (chàng đàn keyboard, với cô tóc xù nâu đen).
Sau này, thì họ trở nên 2 cặp vợ chồng.
Qua năm 1973, nhà thâu âm mới gom các chữ đầu tên của họ, ghép lại thành ABBA cho dễ phổ biến. Có điều là một công ty đóng cá hộp tại Thụy Điển đã mang tên này vì vậy, phải hỏi xem họ có bằng lòng không thì may quá, công ty ấy không thắc mắc gì. Và đó là nguyên ủy cái tên ABBA như thế giới biết đấy, quý vị à.
Nổi tiếng sau giải Eurovision
Đến tháng Tư 1974 thì tên tuổi ABBA mới nổi lên, sau khi thắng giải tại cuộc thi Eurovision với nhạc bản Waterloo.
Nhạc bản này liền có tên trên bảng xếp hạng về ca nhạc, vào hàng đầu tại cả hai bờ Đại Tây Dương, tức là ở châu Âu và Mỹ.
Qua năm sau đó, là bài S.O.S. thâu hình vào tháng Tư 1975.
Cho tới giờ, S.O.S. vẫn được coi là nhạc bản mà ABBA đưa được hết những thanh âm, lời ca tiếng nhạc của mỗi thành viên trong nhóm. Kế đến, ABBA có các bài “Mamma Mia”, “Money, money, money”, “Fernando”.
Thy Nga còn nhớ khi đó, mặc dù túng thiếu vì bị kẹt lại, nhưng Thy Nga cũng vẫn đi xem clip ca nhạc của ABBA chiếu tại một căn phòng ở đường Nguyễn Huệ, Saigon cho từng nhóm khán giả yêu nhạc. Như thế, quý vị và các bạn đủ hiểu là nhạc ABBA vào được cả miền đất đã vào tay Cộng sản, và người dân Saigon yêu nhạc ABBA như thế nào.
Nói đến clip ca nhạc thì đó là điểm đặc biệt nữa của ABBA. Thời ấy gọi là “Promo clip” thoạt tiên do ban “The Beatles” và “The Rolling Stones” thực hiện vào các năm 1960.
Khi đó, tức là cách nay gần nửa thế kỷ, rất ít ban nhạc làm vậy. ABBA thâu hầu hết những nhạc khúc của mình thành “Promo clip”.
Lý do, theo như họ nói, là trước tiên để kiểm soát lại sự trình diễn của mình, kế đến là để hình ảnh tới với khán giả mà ban nhạc đỡ phải đi lưu diễn.
“Dancing Queen” nhạc khúc với tiết tấu rộn rã mà ai nghe, cũng muốn nhảy múa theo…
Thời hoàng kim
Có câu chuyện về bài này, Thy Nga xin thuật lại cùng quý vị, là tại buổi Gala vào ngày 18 tháng 6, 1976 mừng hôn lễ của Quốc Vương Carl Gustaf thứ 16 của Thụy Điển cưới cô Silvia Sommerlath; ABBA là nhóm nhạc Pop duy nhất được mời tham dự. ABBA đã chọn trình diễn nhạc khúc vui tươi “Dancing Queen” và cả ban mặc trang phục thời Baroque (thế kỷ 18) để thích nghi với dịp đặc biệt ấy.
“Dancing Queen” bài phổ biến nhất của ABBA và từng chiếm số 1 trên bảng xếp hạng tại Mỹ …
Tiếp đến, là các bài “Knowing me, knowing you”, “The name of the game”, “Take a chance on me”, và “Chiquitita” nhạc bản mà ABBA soạn, hiến tặng UNICEF trong buổi hòa nhạc tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 9 tháng Giêng 1979 để gây quỹ chống nạn đói, và mở đầu năm quốc tế cho thiếu nhi. “Chiquitita” với lời ca như an ủi người bạn buồn khổ, mang thông điệp của sự khích lệ.
“Chiquitita” lập tức đứng hạng nhất tại ít ra là 10 nước, và vào danh sách Top Ten tại rất nhiều quốc gia khác. Ca khúc này chinh phục luôn thị trường âm nhạc Nam Mỹ, và đem lại cho UNICEF gần 2 triệu mỹ kim.
Kế tiếp, ABBA đưa ra các bài “Happy New Year”, “Voulez-vous”, “Does your mother know”, bài “I have a dream” cho trẻ em đồng ca, và “Super trouper” nữa.
…đổ vỡ, chia tay
Thế nhưng, về cuộc sống lứa đôi thì ABBA đã “cơm không lành, canh không ngọt”, Agnetha và Bjorn chia tay từ năm 1978. Nhạc bản “The winner takes it all” Bjorn viết và Agnetha hát sau đây, để lộ ra nỗi đau đớn của sự mất mát.
“The winner takes it all”…
Qua năm 1981 thì tới lượt Benny và Anni-Frid ly dị. Sự đổ vỡ tình cảm khiến nhóm khó thể tiếp tục như trước. Họ gắng thực hiện một album nữa là cuốn “The visitors”, và cuộc chuyện trò trên truyền hình vào ngày 11 tháng 12, 1982 để quảng cáo cho nhạc bản “Under attack/You owe me one” không ai ngờ là buổi diễn cuối cùng của nhóm ABBA.
Bẵng đi 10 năm trời, tới năm 1992, cuốn album “ABBA Gold” gom những bài Hit của họ lại khiến giới yêu nhạc ào ào mua. Album này liền đứng đầu bảng xếp hạng khắp thế giới, và bán được nhiều hơn tất cả những album trước đó của ABBA.
Bảy năm sau, thì soạn giả Catherine Johnson gom trên 20 bài hát của ABBA làm nền cho vở nhạc kịch “Mamma Mia” ra mắt ngày 6 tháng Tư 1999 tại London. Tiếp sau đó, vở này cũng được diễn trên sân khấu nhiều đô thị trên thế giới và tính ra, đã thu hút hơn 30 triệu người đến xem, với số tiền thâu là 3 tỷ đô-la.
Giới điện ảnh Mỹ không bỏ qua sự việc ấy. Dựa theo vở nhạc kịch “Mamma Mia”, họ làm cuốn phim cùng tên với sự góp mặt của các tài tử nổi tiếng Meryl Streep của Mỹ, Colin Firth của Anh, Pierce Brosnan gốc Ái-nhĩ-Lan, Stellan Skarsgard của Thụy Điển, …
Các tay đánh bass, trống, và guitar của ABBA trước kia được mời
tham gia phần đàn, và chính Benny đàn keyboard cũng như đảm trách phần thâu nhạc cho cuốn phim.
Benny và Bjorn cũng xuất hiện trong vài cảnh phim.
Tại các buổi chiếu ra mắt phim, Benny, Bjorn, Anni-Frid, và Agnetha có xuất hiện nhưng riêng rẽ.
Tới nay, họ nhất định không tái hợp. Họ đã từ chối đề nghị của rất nhiều cơ sở sản xuất nhạc, nhiều sân khấu nhạc kịch, như vào tháng 2 năm 2000, một liên doanh Mỹ-Anh đề nghị trả 1 tỷ đô-la cho việc ABBA nhóm lại trình diễn tour 100 buổi.
Số tiền quá to lớn nhưng ABBA từ chối. Vì sao ư? khi phóng viên tờ Sunday Telegraph hỏi, thì Bjorn trả lời là “đơn giản thôi, chúng tôi muốn được mọi người nhớ đến như trước kia với sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống và tham vọng”.
Ca khúc “Thank you for the music” khép lại chương trình, xin cám ơn ABBA về dòng nhạc huyền thoại … Thy Nga chào tạm biệt quý thính giả và các bạn…
Bài viết liên quan:
- Album nguyên tác của Prince sau ngày qua đời
- Christophe trình làng tuyển tập song ca
- 30 năm giai thoại nhạc tình Right Here Waiting
- Các album mới nhân mùa Noel 2018
- Nguồn gốc - giai thoại 'Touch by touch'
- Ca khúc “Nửa hồn thương đau” và bi kịch của một gia đình
- Tuyển tập nhạc Richard Clayderman
- Tuyển tập Paul Mauriat
- Trúc Phương, vị hoàng tử lầm than của những tình khúc đổ vỡ, chìa lìa
- Nhạc Sĩ Trúc Phương, người tài hoa nhưng số phận bi đát
- " Bóng hồng " trong ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
- Thanh Thúy trong bài viết của Hoàng Bích Yên
- Thanh Thuý: “ Tiếng hát liêu trai “ ngày xưa và bây giờ
- Giai thoại bài hát "Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay"
- Marc Lavoine tìm lại mối tình đầu
- Louane, tuổi trẻ và tình người
- Françoise Hardy: 50 năm ca khúc "Sao đành vĩnh biệt"
- Yves Simon, tái sinh khát vọng viễn du
- Elvis Phương: Đã 45 năm ca hát…
- 60 năm sự nghiệp của Nana Mouskouri
- Rose Laurens, nụ hồng chưa phai
- Françoise Hardy, tim nào còn đam mê
- Ướt Mi, cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mong manh
- Có một Phạm Duy của xuân ca
- I Put A Spell On You, ma thuật tình yêu
- 100 năm ngày sinh của Dean Martin
- Hòa nhạc Vienna chào năm mới : bữa tiệc âm nhạc đỉnh cao
- Nhạc Pháp lời Việt : Giai thoại Ông Noel Dễ Thương
- Tình Khúc Bolero: Bài Hương Ca Vô Tận
- Ca sĩ Vũ Khanh: 'Tôi từng lao vào cờ bạc, ma túy và đàn bà'
- Thanh Hà và cuộc đời truân chuyên ít ai biết
- NS Vũ Đức Nghiêm qua đời, hưởng thọ 87 tuổi
- "Nữ hoàng sầu muộn" Giao Linh
- Chuyện tình Love Story, phiên bản mới
- Tình Khúc Bolero (12) Tình Nghèo
- Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời
- Chuyện Tình Yêu và những bản tình ca Ý Amaretti
- Nhạc ngoại lời Việt : Dòng nhạc François Feldman
- Nhạc phim lời Việt : Romance, khúc đàn kinh điển
- Tình ca Nhật Bản tại hải ngoại sau 1975
- Cho những người vừa nằm xuống chiều qua
- "Có một dòng sông đã qua đời", hữu hạn và vô hạn trong Trịnh Công Sơn
- Hòa nhạc chào năm mới - âm nhạc đỉnh cao thành Vienna
- Thế giới tiếc thương huyền thoại âm nhạc George Michael
- Năm mới, nói về ca khúc Happy New Year của ban nhạc ABBA
- Hoàng Thùy Linh vẫn theo dòng nhạc pop dance
- Út Bạch Lan: Nữ Vương bất tử trong lòng khán giả
- Sầu nữ Út Bạch Lan
- Dương Thiệu Tước và Myosotic
- Scorpions: Nọc độc ngọt ngào, dạt dào nhức nhối
- Tâm tình của nhạc sĩ Việt Khang
- Hình ảnh của những ngôi sao Sài Gòn xưa đang ở độ xuân sắc đầy cuốn hút
- Tình thu tiền chiến
- Quỳnh Lan thành tựu một giấc mơ…
- Thu Phương: Muốn nói và… dám nói!
- Sĩ Phú: Những giây phút cuối đời
- « Chim họa mi vẫn hót trong vườn âm nhạc Dương Thụ »
- Khánh Ly ‘lần đầu hát lại tại Sài Gòn’ sau 30/4/1975".
- Lady Gaga, một chân dung đa diện
- Ca sĩ Lệ Thu và những thăng trầm cuộc đời
- Mai Hương, nửa thế kỷ tình tự ca
- Thuyền Viễn Xứ
- Top 5 bài hát hay nhất trên Billboard Hot 100 của tuần 21/8-27/8
- Top 5 bài hát hay nhất trên Billboard Hot 100 của tuần 14/8-20/8
- Người nhạc sĩ xưa và sáng tác của ngày nay
- Thái Thanh, hơn nửa thế kỷ ‘khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’
- Nguyễn Tất Nhiên: ‘Thà như giọt mưa’
- 16 tuổi Ngọc Giàu chiếm giải Thanh Tâm 1960
- Mùa thu của Đặng Thế Phong qua lời của danh ca Tâm Vấn
- Jacques Offenbach, điệu nhảy bất tận và "câu chuyện" dang dở
- Vũ Khanh, tiếng hát của tình yêu và niềm tin
- Andrea Bocelli, người hát bằng trái tim
- Những tình khúc dành cho biển
- Thanh Lan, tiếng hát của tài và sắc
- Dòng nhạc lính theo thời gian
- Những giai thoại đằng sau ca khúc "Joe, le taxi"
- Trần Duy Đức, riêng cho mình một cõi nhạc thơ
- Hai bài hát sẽ làm sôi động Euro-2016
- Yoko Ono, hơn cả một nàng thơ!
- ‘Người tình’ Gia Long, Trưng Vương… trong các ca khúc
- Michel Polnareff, « dị nhân » của làng nhạc Pháp
- Nhạc Việt Xưa & Nay (12): Biển cạn
- ‘Cởi trói’ cho những ca khúc sau gần 40 năm
- Gọi tên Sài Gòn trong những khúc tình ca
- Sao Hàn thời YouTube
- Giọng ca Việt đoạt giải nhất nhạc cổ điển quốc tế Hungary
- Con Yêu: Tìm lại nguồn gốc của một bài hát Việt hóa
- Nhạc sĩ Thanh Sơn, người viết cho kỷ niệm
- ‘Chiếc áo sầu hai vạt’ trong những khúc tình ca
- Bolero, dòng nhạc cho tất cả mọi người
- ‘Giọt nắng bên thềm’ nay đã tắt cùng chuyến đi dài của ‘Đường lên đỉnh vinh quang’
- Hạ Đỏ Bích Phượng: ‘Âm nhạc là người tình lớn nhất’
- Ngọc Lan, 15 năm tiếng hát về trời
- Giọt tình xuân’ – khúc hoà tấu giữa hai dòng nhạc Lê Uyên Phương và Trịnh Nam Sơn
- Từ ngữ “Tân Cổ Giao Duyên” có từ bao giờ, ai gọi đầu tiên?
- Muôn trùng trong cõi nhạc tình yêu
- Nghệ sĩ mừng xuân
- Một năm nhìn lại hoạt động âm nhạc của cộng đồng người Việt Quận Cam
- Mùa xuân trong nhạc của Nguyễn Văn Đông
- 'Ly Rượu Mừng'... được phép rót!
- Vở tuồng “Tiếng Hạc Trong Trăng”
- Hát cho anh, người thương binh VNCH
- "Colors of the Wind", bài hát mang câu chuyện lịch sử
- Xuân ca và tôi!
- Đêm Thánh Vô Cùng
- Những bài hát ngẫu nhiên trở thành ca khúc Noel
- 40 năm tình khúc Nicolas
- John Lennon và những cuộc se duyên huyền thoại
- Modern Talking - Một thời vang bóng
- Luân vũ mùa đông
- 25, Adele hàn gắn nứt rạn nỗi đau dĩ vãng
- Paris và những bản tình ca
- 5 năm, 10 năm, và…nghìn năm, thời gian trong những ca khúc tình cũ.
- Nhạc trẻ VN 40 năm xa xứ
- "Mưa Trên Biển Vắng" là một ca khúc tiếng Pháp?
- Những tình khúc muôn thuở
- Nguồn gốc và giai thoại tình ca Yellow Bird
- Những bài hát về mùa thu Hà Nội
- 16 Năm - Lê Uyên Phương "Giã từ niềm vui mong manh"
- Les Prêtres : ba giọng ca nối đạo với đời
- Besame Mucho, nụ hôn đắm đuối giã từ đêm cuối
- Đôi nét về giai điệu bolero
- Sự chuyển giao giữa các thế hệ V-pop
- Tuyệt phẩm Ave Maria
- Nhạc Giáng Sinh 2014
- Những ca khúc hay xứ Huế
- Bài vọng cổ “Kiếp Con Tằm”
- Bài La Paloma do đâu lại được phổ biến nhất thế giới ?
- Nhạc phẩm Hang Bêlem
- Tình ca Mùa Đông
- Những bản tình ca thu về Hà Nội
- Elvis Phương: Đã 45 năm ca hát…
- NS Vũ Đức Nghiêm qua đời, hưởng thọ 87 tuổi
- Thế giới tiếc thương huyền thoại âm nhạc George Michael
- Năm mới, nói về ca khúc Happy New Year của ban nhạc ABBA
- Hoàng Thùy Linh vẫn theo dòng nhạc pop dance
- Út Bạch Lan: Nữ Vương bất tử trong lòng khán giả
- Sầu nữ Út Bạch Lan
- Dương Thiệu Tước và Myosotic
- Scorpions: Nọc độc ngọt ngào, dạt dào nhức nhối
- Tâm tình của nhạc sĩ Việt Khang
- Hình ảnh của những ngôi sao Sài Gòn xưa đang ở độ xuân sắc đầy cuốn hút
- « Chim họa mi vẫn hót trong vườn âm nhạc Dương Thụ »
- Những người yêu thích nhạc vàng ở Hà Nội xưa và nay
- Vũ Khanh trải lòng về thời ăn chơi nổi loạn
- Khánh Ly ‘lần đầu hát lại tại Sài Gòn’ sau 30/4/1975".
- Lady Gaga, một chân dung đa diện
- Ca sĩ Lệ Thu và những thăng trầm cuộc đời
- Mai Hương, nửa thế kỷ tình tự ca
- Thuyền Viễn Xứ
- Top 5 bài hát hay nhất trên Billboard Hot 100 của tuần 21/8-27/8
- Top 5 bài hát hay nhất trên Billboard Hot 100 của tuần 14/8-20/8
- Người nhạc sĩ xưa và sáng tác của ngày nay
- Thái Thanh, hơn nửa thế kỷ ‘khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’
- 16 tuổi Ngọc Giàu chiếm giải Thanh Tâm 1960
- Mùa thu của Đặng Thế Phong qua lời của danh ca Tâm Vấn
- Jacques Offenbach, điệu nhảy bất tận và "câu chuyện" dang dở
- Vũ Khanh, tiếng hát của tình yêu và niềm tin
- Phỏng vấn Kim Cương về hồi ký "Sống cho người, sống cho mình"
- Christophe, vẫn với niềm đam mê thời trẻ
- Bà Năm Sa Đéc đi hát từ thuở xuân xanh cho đến lúc bạc đầu
- Yoko Ono, hơn cả một nàng thơ!
- Nguyễn Cao Kỳ Duyên thành 'đại gia' vào ngày 20 tháng Năm
- Má Bảy Phùng Há lúc còn trẻ
- Michel Polnareff, « dị nhân » của làng nhạc Pháp
- Mặt trái của sân khấu cải lương
- Hề “râu” Thanh Việt với thoại kịch, cải lương, điện ảnh
- Biểu tượng nhạc pop Prince qua đời
- Con Yêu: Tìm lại nguồn gốc của một bài hát Việt hóa
- Nữ NS Ánh Hồng chiếm giải Thanh Tâm 1962
- Đào Mỹ Châu 11 tuổi đi hát, 15 tuổi mua xe hơi
- Chia tay NS Thanh Tùng và Rocker Trần Lập
- Elvis Presley và ‘thành phố ăn chơi’ Las Vegas
- Ca sĩ Ðan Nguyên rời Asia về Thúy Nga
- Từ ngữ “Tân Cổ Giao Duyên” có từ bao giờ, ai gọi đầu tiên?
- Thương Linh, tiếng hát ‘Bay’ và ‘Thoát’
- Nghệ sĩ mừng xuân
- Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý - 40 mùa xuân chưa quay về cố hương
- Dzuy Lynh, người lính chưa bao giờ giải ngũ
- Tiết lộ động trời về Trịnh Công Sơn
- Xuân ca và tôi!
- Liên danh Hà Triều – Hoa Phượng tan rã do đâu?
- Mùa đông buốt giá cùng nhạc sĩ Schubert
- Việt Khang: Sức mạnh một bài hát, một bản án
- Nhạc Việt Khang: ‘Anh’ và ‘Tôi’ và quê hương
- Khánh Ly và chuyện tình bí mật với hai người đàn ông
- Nhạc sĩ Việt Khang mãn án tù ngày 14/12
- Trang Thế Hy, con cò trắng Hàm Luông
- Thơ, Nhạc và “Người Tình” của Nguyễn Đình Toàn
- Thánh lễ an táng cố nhạc sĩ Anh Bằng
- Trên ngàn người tiễn đưa nhạc sĩ Anh Bằng đi xa
- Tang lễ của cố nhạc sĩ Anh Bằng
- Hoàng Thục Linh chia sẻ về cuốn phim "ngày tân hôn" với Quốc Khanh
- Nhạc sĩ Anh Bằng: “Hãy nói về cuộc đời, khi Tôi không còn nữa...”
- Vĩnh biệt nhạc sĩ Anh Bằng - tác giả "Nỗi Lòng Người Đi"
- Nhạc sĩ Anh Bằng đã thanh thản ra đi
- Nhạc sỹ Anh Bằng ốm nặng
- Trầm Tử Thiêng - Một đời ‘Tưởng Niệm’
No comments :
Post a Comment