Sunday, December 13, 2015

John Lennon và những cuộc se duyên huyền thoại

Pic
John Lennon và Yoko Ono tại phòng khách sạn Hilton ở Amsterdam vào ngày 25-3-1969 trong chương trình "Hãy cho hòa bình một cơ hội"...
Cát Linh, phóng viên RFA
Giữa thập niên 1960, nền âm nhạc Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung đón nhận một “cuộc xâm lăng âm nhạc” của bốn chàng trai từ nước Anh. Không chỉ đơn thuần là một ban nhạc rock nổi tiếng, nhóm The Beatles của họ đã trở thành một trong những hiện tượng và biểu tượng văn hoá vô cùng độc đáo của thế kỉ XX.

Mỗi thành viên trong ban nhạc là một mảnh ghép làm nên huyền thoại vĩ đại The Beatles. Trong đó, John Lennon, người sáng lập, thủ lĩnh và cũng là linh hồn của ban nhạc đã trở nên bất tử sau cái chết của ông do một sát nhân cuồng mộ bắn chết ngay trước nhà riêng của mình. Ngày 8 tháng 12 vừa qua, là tròn 35 năm sau ngày thế giới âm nhạc vắng bóng ông.

Cát Linh mời quí vị cùng trở lại với John Lennon và những ca khúc bất tử của The Beatles.

John và The Beatles – 4 mảnh ghép huyền thoại

Đầu thập niên 60, nền âm nhạc thế giới đón nhận một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử, với hình ảnh các cô gái không ngừng reo hò ở bất cứ nơi nào mà bốn chàng trai trẻ The Beatles trình diễn. Những nam thanh niên thời đó thì tôn sùng một phong cách thời trang gọi là thời trang The Beatles. Không cần phải nói, sự ảnh hưởng của “Tứ quái The Beatles” đối với tầng lớp thanh niên trẻ trên khắp thế giới bấy giờ nhiều và rộng đến mức có thể gọi là “thời đại The Beatles”.

Người sáng lập, thủ lĩnh và linh hồn của nhóm, là John Lennon, một người đam mê âm nhạc từ thuở nhỏ, đặc biệt là Rock n Roll.  John Lennon, tên thật là John Winston Lennon. sinh ra tại thành phố Liverpool của Anh. 1960, cũng tại thành phố này, ban nhạc Pop Rock The Beatles huyền thoại với bốn chàng trai John Lennon, Paul McCartney, George Harrsion và Ringo Starr ra đời. Sự kết hợp tài năng của bốn người họ đạ tạo nên thành công vang dội trong lịch sử âm nhạc. Ban nhạc The Beatles được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ đánh giá là ban nhạc đắt giá nhất mọi thời đại, với số lượng băng đĩa của họ phát hành trên khắp thế giới tính đến năm 1985 là hơn một tỉ.

Ngay từ lần gặp gỡ định mệnh đầu tiên, John và Paul đã tìm thấy sự đồng điệu trong nghệ thuật và quan trọng là họ ngưỡng mộ tài năng của nhau. Paul bị thuyết phục bởi sự hiểu biết của John và ngược lại, kỹ thuật âm nhạc của Paul đã gây ấn tượng mạnh cho John. Ngay sau đó, thế giới chào đón một bộ đôi sáng tác vĩ đại nhất của thế kỷ 20  với những ca khúc mang thông điệp tình yêu và hoà bình, ảnh hưởng đến cả một thế hệ tuổi trẻ ở khắp thế giới. Tất cả những ca khúc được sáng tác thời gian đó đều được đồng ký tên Lennon-McCartney.

“I want to hold your hand” – anh muốn nắm lấy tay em, là một trong những ca khúc đánh dấu thời kỳ sáng tác đỉnh cao của cặp đôi Lennon và McCartney.

Liên tục sau đó là hàng loạt những ca khúc mang giai điệu rất đa dạng như Tomorrow never knows; A day in the life đã đưa The Beatles đến đỉnh cao của thành công. Không cần biết ai là người sáng tác chính, thế giới chỉ cần biết đến đây là ca khúc của Tứ quá The Beatles và được ký tên Lennon-McCartney.

“A day in life ” được cho rằng chính là ca khúc mang sái thái đối lập rõ ràng nhất của Lennon và Paul. Giai điệu buồn, ảm đạm của phần đầu được cho là sáng tác của John sau khi ông bị ám ảnh về cái chết của một người bạn. Nửa phần sau ra đời bằng câu chuyện của Paul về một người đàn ông luôn trong trạng thái chìm vào giấc mơ giữa ban ngày. Nửa phần đầu và nửa phần sau của bài hát kết nối nhau không cần một nguyên tắc nào cả.

Pic
Một tấm poster lớn tại Bảo tàng John Lennon đầu tiên trên thế giới ở Yono, ngoại ô Tokyo, ngày 05 Tháng 10 năm 2000. Viện bảo tàng 3.600 mét vuông chứa khoảng 130 cổ vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của John Lennon.
Và ca khúc này từng được nhà soạn nhạc Paul Grushkin cho là “một trong những tác phẩm đầy hoài bão, có ảnh hưởng sâu đậm, đột phá nhất trong lịch sử nhạc pop”.

Tuy The Beatles được biết đến với những ca khúc được đồng ký tên Lennon-McCartney thời ấy, thế nhưng cũng có ca khúc gắn liền với The Beatles và bất hủ đến tận bây giờ mà người sáng tác chỉ là một người trong họ. Đó là Yesterday.

“Yesterday, all my troubles seemed so far away
Now it looks as though they're here to stay
oh, I believe in yesterday

Suddenly, I'm not half the man I used to be
There's a shadow hanging over me
Oh, yesterday came suddenly…”(Yesterday)

Đã bao thập kỷ trôi qua, giai điệu ngọt ngào lãng mạn của Yesterday qua tiếng hát của bốn chàng trai huyền thoại The Beatles vẫn làm lay động trái tim của hàng triệu triệu người nghe. Tròn 50 năm kể từ khi Yesterday ra đời sau một giấc mơ của Paul, ca khúc này không những gắn liền với huyền thoại The Beatles mà còn được cho là bản tình ca hay nhất của thế kỷ 20.

John và Yoko – Nguồn cảm hứng bất tận

Một người là ca sĩ, nhạc sĩ vĩ đại, một người là nghệ sĩ, hoạ sĩ theo trường phái “tiên phong”. Cuộc gặp gỡ định mệnh của họ bắt đầu từ một phòng tranh, nơi diễn ra triển lãm “Những bức vẽ và tác phẩm dang dở” của Yoko Ono. Rất nhiều tài liệu sau này nói rằng bài hát nổi tiếng trong sự nghiệp solo của John, ca khúc Imaging mang đậm ảnh hưởng từ cuộc trao đổi đầu tiên của hai người nơi phòng  tranh.

Pic
Bức ảnh chụp vợ chồng Lennon trong ngày anh bị ám sát – 8 tháng 12 năm 1980 – bởi Annie Leibovitz được chọn làm ảnh bìa của tạp chí Rolling Stone số tháng 1 năm 1981
Imaging ra đời vào thời kỳ được gọi là “hậu The Beatles”, đó là năm 1970, sau 9 năm làm nên lịch sử, The Beatles tan rã vì sự ra đi của John Lennon. Imaging ra đời gặp phải nhiều phản ứng khác nhau từ các chủ nghĩa đối lập trên thế giới. Riêng John, ông đã từng hát Imaging để kêu gọi cho một thế giới không còn sự chiếm hữu và con người luôn được sống bình an.

Phát biểu về thành công của ca khúc này, John nói: “Chống lại tôn giáo, chống lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chống lại sự cổ hủ và chống lại cả chủ nghĩa tư bản,nhưng lần này nó được chấp nhận là bởi vì tôi đã bọc đường cho nó. Lần này tôi đã tìm ra cách để gửi những thông điệp chính trị qua bài hát của mình: tẩm mật ngọt lên chúng.”

Đến với Yoko Ono, cũng là thời điểm John rời The Beatles. Chính vì vậy mà cuộc tình của hai người, nhất là người phụ nữ tóc đen đến từ nước Nhật xa xôi Yoko Ono phải đón nhận rất nhiều chỉ trích từ những người yêu mến The Beatles huyền thoại. Họ cho rằng chính bà là người đã cướp đi John của The Beatles, và cướp đi The Beatles của thế giới.

Tuy vậy, John và Yoko là hai nghệ sĩ lớn của thế giới đến với nhau. Và chỉ có hai người họ mới biết rằng khi họ đến với nhau, họ sẽ sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại hơn cả chính những gì mỗi người họ có được.

“i'm sick and tired of hearing

things

from uptight-short sighted-

narrow minded hypocritics

all i want is the truth

just give me some truth…” (Give Peace a chance)

Give Pease a chance là ca khúc John sáng tác trong thời gian đi nghỉ tuần trăng mật cùng Yoko. Ông thu âm ca khúc ngay trên giường ngủ của mình và sau đó trình diễn bài hát này để phản đối chiến tranh ở Việt Nam.

Nhiều thập kỷ qua, John và Yoko đã trở thành biểu tượng cho một tình yêu vượt qua khỏi ranh giới bình thường của sắc và dục. Những tiết lộ sau này về các bức ảnh chưa từng được công bố của hai người đã chứng minh Yoko mãi là nguồn sáng tác bất tận của John cho đến ngày ông ra đi. Chỉ có John và Yoko mới hiểu rõ hạnh phúc viên mãn mà họ đã có với nhau cho đến ngày cuối cùng.

“Woman I can hardly express,

My mixed emotion at my thoughtlessness,

After all I'm forever in your debt,

And woman I will try express,

My inner feelings and thankfullness…”(Woman)

Một nửa còn lại của bầu trời này là những gì John dành cho người phụ nữ của cuộc đời ông, Yoko Ono. Có lẽ đó là tất cả tình yêu đẹp nhất mà ông gửi đến Yoko trong ca khúc Woman, một ca khúc tôn vinh cho tình yêu và nhân loại.

No comments :

Post a Comment


 Tục ngữ & Thành ngữ

 Nghệ Thuật Sống