Tuấn Thảo - Chỉ trong vòng vài năm, Adele đã trở thành một hiện tượng hiếm thấy của làng nhạc quốc tế, sau khi đoạt 6 giải thưởng âm nhạc Grammy của Mỹ dành cho tập nhạc thứ nhì của mình với tựa đề 21. Diva người Anh cũng đã bán hơn 30 triệu album mặc dù ngành băng đĩa trên toàn thế giới đang bị khủng hoảng.
Báo chí Anh Mỹ xem Adele như là gương mặt đáng ghi nhớ nhất của hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Tất cả những yếu tố đó tạo nên một áp lực rất lớn. Album thứ ba của Adele với tựa đề 25, vì thế mà được rất nhiều người quan tâm chờ đợi, kể cả những ai không hâm mộ giọng ca này.
Được phát hành bốn năm sau tập nhạc 21, album thứ ba của Adele chưa gì đã lập nhiều kỷ lục mới. Nhạc phẩm trích đoạn đầu tiên đề tựa Hello chiếm hạng đầu tại 30 quốc gia trên thế giới. Lượng bán đĩa là hơn một triệu bản chỉ trong những ngày đầu trên thị trường Hoa Kỳ hay châu Âu.
Tại Anh quốc, bài hát này cũng giành lấy ngôi vị quán quân, tuy lượng tiêu thụ chưa sánh bằng nhạc phẩm Candles in the Wind (ba triệu rưỡi đĩa hát trong tuần đầu phát hành) mà Elton John đã ghi âm lại để tưởng niệm Lady Di. Tình khúc Hello, tuy có cùng tựa nhưng với nội dung khác hẳn với bài Hello của Lionel Richie, là một lời nhắn nhủ cho chính mình nhiều hơn là gửi gấm cho một mối tình đã đánh mất.
Ngay từ những ngày đầu, nhạc phẩm Hello giành lấy hạng nhất thị trwonfg quốc tế, đồng thời lập kỷ lục về lượng khán giả trên YouTube. Bộ phim video ca nhạc trắng đen mà đạo diễn người Canada Xavier Dolan đã thực hiện cho Adele đã hút 400 triệu lượt người xem.
Ca khúc thứ nhì trích từ album 25 với tựa đề «When We Were Young» cũng thu hút hàng chục triệu lượt người xem trong hai ngày đầu tung lên mạng. Nhạc phẩm Hello cũng cho ra đời hàng trăm, hàng ngàn phiên bản cover, ghi âm lại bằng tiếng Anh hay chuyển thể phóng tác sang nhiều ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Pháp.
Thoạt nghe qua vài lần đĩa hát mới của Adele, ta có thể nhận ra ngay tập nhạc 25 là phần tiếp nối của album trước, điều đó dĩ nhiên sẽ làm hài lòng những người hâm mộ, thế nhưng các ngòi bút phê bình khó tính nhất có thể sẽ không tránh khỏi nỗi thất vọng. Dù muốn hay không, Adele vẫn viết về những gì gần gũi nhất với tâm hồn, tiếp tục đi theo con đường của chính mình. Nếu như tập nhạc 21 nói về cảnh đoạn tuyệt chia tay (break up), thì album 25 nhắc tới sự hàn gắn hoà giải (make up), những bước đi kế tiếp như vậy cũng hợp tình hợp lý, nhưng đó là những bước chân lang thang trên cùng một con đường, chứ không phải là rẻ sang một hướng khác.
Có lẽ cũng vì thế mà trên tập nhạc 25, những ca khúc mới như Hello, Remedy, When We Were Young hay là Love In The Dark, gần giống với những gì mà Adele đã từng hát trên hai album trước. Tiêu biểu nhất là những ca khúc cực kỳ ăn khách như Someone like You, Rolling In the Deep, Hometown Glory hay là Set Fire to the Rain ….. trích từ hai tập nhạc đầu tay của diva người Anh là 19 và 21.
Tập nhạc 25 có khác biệt hay chăng là trong cách phối khí hoà âm, hay cách dùng lối hát bè hợp xướng phụ họa theo kiểu phúc âm (gospel), chẳng hạn như các bài hát Send My Love (To Your New Lover), Water under the Bridge, I miss You hay là All I Ask. Nhờ vào sự hợp tác của các tác giả trẻ tuổi khác ngoài nhóm sáng tác của Paul Epworth (như Ryan Tedder, Max Martin, Brian Burton / Danger Mouse , Samuel Dixon & Bruno Mars), tập nhạc mới của Adele mang một sắc thái đậm chất pop hơn, hoà trộn với một chút gospel và electro acoustic, tức là nếu có dùng hiệu ứng âm thanh thì vẫn tuỵêt đối giữ lại chất mộc, chứ không bóp méo qua lối phối khí hoà âm điện tử.
Toàn bộ album mới của Adele đều hoàn chỉnh trau chuốt. Bộ đàn dây hay cách dùng lối hát bè không bao giờ lấn át hay nhấn chìm giọng ca của diva người Anh, ấm mà vẫn trong sáng, trầm nhưng không đục khàn. Adele tiếp tục phát huy những sở trường của mình, đặc biệt nhất là trong bài Million Years Ago, Adele hát rất hay làm cho người nghe rùng mình nổi da gà mà chỉ cần tiếng đệm của đàn ghi ta thùng.
Chất giọng của Adele đầy nội lực, có duyên trong những vết gẫy, một làn hơi dài khỏe khoắn đầy đặn nhưng lại tiết kiệm chứ không lạm dụng vibrato, bằng không những bản tình khúc của cô sẽ trở nên ướt át, ủy mị. Adele trong những nốt cao nhất thường hay có lối phát âm trại kết hợp với giọng cockney trên một số ca từ, người nào muốn học cách phát âm tiếng Anh chuẩn mực thì có lẽ đừng nên hát như Adele. Đổi lại chính những cái nét khác biệt ấy tạo nên dấu ấn riêng biệt của giọng ca này.
Tập nhạc của Adele mang tựa đề 25 vì được cô bắt đầu sáng tác vào năm 25 tuổi, đến khi phát hành thì Adele đã lớn thêm hai tuổi. Adele sáng tác nhạc như phụ nữ viết những trang nhật ký, lời lẽ không có gì là cao siêu nhưng lại biểu cảm chân tình. Một không gian tĩnh mịch lắng trầm, những nỗi niềm vang vọng dư âm, tiếng gào thét âm thầm nội tâm.
Ngòi bút của Adele viết rất nhiều về bản thân, đó cũng là những lời nhắn nhủ với chính bản thân mình : chấp nhận mất mát thiệt thòi để tìm cách hàn gắn những vết nứt rạn. Có lẽ Adele vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi nỗi ám ảnh miên man của những niềm đau dĩ vãng, những trang nhật ký "25" phản ánh một cuộc hành trình tìm kiếm cho tâm hồn sự bình an thanh thản.
Bài viết liên quan:
- Album nguyên tác của Prince sau ngày qua đời
- Christophe trình làng tuyển tập song ca
- 30 năm giai thoại nhạc tình Right Here Waiting
- Các album mới nhân mùa Noel 2018
- Nguồn gốc - giai thoại 'Touch by touch'
- Ca khúc “Nửa hồn thương đau” và bi kịch của một gia đình
- Tuyển tập nhạc Richard Clayderman
- Tuyển tập Paul Mauriat
- Trúc Phương, vị hoàng tử lầm than của những tình khúc đổ vỡ, chìa lìa
- Nhạc Sĩ Trúc Phương, người tài hoa nhưng số phận bi đát
- " Bóng hồng " trong ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
- Thanh Thúy trong bài viết của Hoàng Bích Yên
- Thanh Thuý: “ Tiếng hát liêu trai “ ngày xưa và bây giờ
- Giai thoại bài hát "Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay"
- Marc Lavoine tìm lại mối tình đầu
- Louane, tuổi trẻ và tình người
- Françoise Hardy: 50 năm ca khúc "Sao đành vĩnh biệt"
- Yves Simon, tái sinh khát vọng viễn du
- Elvis Phương: Đã 45 năm ca hát…
- 60 năm sự nghiệp của Nana Mouskouri
- Rose Laurens, nụ hồng chưa phai
- Françoise Hardy, tim nào còn đam mê
- Ướt Mi, cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mong manh
- Có một Phạm Duy của xuân ca
- I Put A Spell On You, ma thuật tình yêu
- 100 năm ngày sinh của Dean Martin
- Hòa nhạc Vienna chào năm mới : bữa tiệc âm nhạc đỉnh cao
- Nhạc Pháp lời Việt : Giai thoại Ông Noel Dễ Thương
- Tình Khúc Bolero: Bài Hương Ca Vô Tận
- Ca sĩ Vũ Khanh: 'Tôi từng lao vào cờ bạc, ma túy và đàn bà'
- Thanh Hà và cuộc đời truân chuyên ít ai biết
- NS Vũ Đức Nghiêm qua đời, hưởng thọ 87 tuổi
- "Nữ hoàng sầu muộn" Giao Linh
- Chuyện tình Love Story, phiên bản mới
- Tình Khúc Bolero (12) Tình Nghèo
- Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời
- Chuyện Tình Yêu và những bản tình ca Ý Amaretti
- Nhạc ngoại lời Việt : Dòng nhạc François Feldman
- Nhạc phim lời Việt : Romance, khúc đàn kinh điển
- Tình ca Nhật Bản tại hải ngoại sau 1975
- Cho những người vừa nằm xuống chiều qua
- "Có một dòng sông đã qua đời", hữu hạn và vô hạn trong Trịnh Công Sơn
- Hòa nhạc chào năm mới - âm nhạc đỉnh cao thành Vienna
- Thế giới tiếc thương huyền thoại âm nhạc George Michael
- Năm mới, nói về ca khúc Happy New Year của ban nhạc ABBA
- Hoàng Thùy Linh vẫn theo dòng nhạc pop dance
- Út Bạch Lan: Nữ Vương bất tử trong lòng khán giả
- Sầu nữ Út Bạch Lan
- Dương Thiệu Tước và Myosotic
- Scorpions: Nọc độc ngọt ngào, dạt dào nhức nhối
- Ban nhạc ABBA
- Tâm tình của nhạc sĩ Việt Khang
- Hình ảnh của những ngôi sao Sài Gòn xưa đang ở độ xuân sắc đầy cuốn hút
- Tình thu tiền chiến
- Quỳnh Lan thành tựu một giấc mơ…
- Thu Phương: Muốn nói và… dám nói!
- Sĩ Phú: Những giây phút cuối đời
- « Chim họa mi vẫn hót trong vườn âm nhạc Dương Thụ »
- Khánh Ly ‘lần đầu hát lại tại Sài Gòn’ sau 30/4/1975".
- Lady Gaga, một chân dung đa diện
- Ca sĩ Lệ Thu và những thăng trầm cuộc đời
- Mai Hương, nửa thế kỷ tình tự ca
- Thuyền Viễn Xứ
- Top 5 bài hát hay nhất trên Billboard Hot 100 của tuần 21/8-27/8
- Top 5 bài hát hay nhất trên Billboard Hot 100 của tuần 14/8-20/8
- Người nhạc sĩ xưa và sáng tác của ngày nay
- Thái Thanh, hơn nửa thế kỷ ‘khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’
- Nguyễn Tất Nhiên: ‘Thà như giọt mưa’
- 16 tuổi Ngọc Giàu chiếm giải Thanh Tâm 1960
- Mùa thu của Đặng Thế Phong qua lời của danh ca Tâm Vấn
- Jacques Offenbach, điệu nhảy bất tận và "câu chuyện" dang dở
- Vũ Khanh, tiếng hát của tình yêu và niềm tin
- Andrea Bocelli, người hát bằng trái tim
- Những tình khúc dành cho biển
- Thanh Lan, tiếng hát của tài và sắc
- Dòng nhạc lính theo thời gian
- Những giai thoại đằng sau ca khúc "Joe, le taxi"
- Trần Duy Đức, riêng cho mình một cõi nhạc thơ
- Hai bài hát sẽ làm sôi động Euro-2016
- Yoko Ono, hơn cả một nàng thơ!
- ‘Người tình’ Gia Long, Trưng Vương… trong các ca khúc
- Michel Polnareff, « dị nhân » của làng nhạc Pháp
- Nhạc Việt Xưa & Nay (12): Biển cạn
- ‘Cởi trói’ cho những ca khúc sau gần 40 năm
- Gọi tên Sài Gòn trong những khúc tình ca
- Sao Hàn thời YouTube
- Giọng ca Việt đoạt giải nhất nhạc cổ điển quốc tế Hungary
- Con Yêu: Tìm lại nguồn gốc của một bài hát Việt hóa
- Nhạc sĩ Thanh Sơn, người viết cho kỷ niệm
- ‘Chiếc áo sầu hai vạt’ trong những khúc tình ca
- Bolero, dòng nhạc cho tất cả mọi người
- ‘Giọt nắng bên thềm’ nay đã tắt cùng chuyến đi dài của ‘Đường lên đỉnh vinh quang’
- Hạ Đỏ Bích Phượng: ‘Âm nhạc là người tình lớn nhất’
- Ngọc Lan, 15 năm tiếng hát về trời
- Giọt tình xuân’ – khúc hoà tấu giữa hai dòng nhạc Lê Uyên Phương và Trịnh Nam Sơn
- Từ ngữ “Tân Cổ Giao Duyên” có từ bao giờ, ai gọi đầu tiên?
- Muôn trùng trong cõi nhạc tình yêu
- Nghệ sĩ mừng xuân
- Một năm nhìn lại hoạt động âm nhạc của cộng đồng người Việt Quận Cam
- Mùa xuân trong nhạc của Nguyễn Văn Đông
- 'Ly Rượu Mừng'... được phép rót!
- Vở tuồng “Tiếng Hạc Trong Trăng”
- Hát cho anh, người thương binh VNCH
- "Colors of the Wind", bài hát mang câu chuyện lịch sử
- Xuân ca và tôi!
- Đêm Thánh Vô Cùng
- Những bài hát ngẫu nhiên trở thành ca khúc Noel
- 40 năm tình khúc Nicolas
- John Lennon và những cuộc se duyên huyền thoại
- Modern Talking - Một thời vang bóng
- Luân vũ mùa đông
- Paris và những bản tình ca
- 5 năm, 10 năm, và…nghìn năm, thời gian trong những ca khúc tình cũ.
- Nhạc trẻ VN 40 năm xa xứ
- "Mưa Trên Biển Vắng" là một ca khúc tiếng Pháp?
- Những tình khúc muôn thuở
- Nguồn gốc và giai thoại tình ca Yellow Bird
- Những bài hát về mùa thu Hà Nội
- 16 Năm - Lê Uyên Phương "Giã từ niềm vui mong manh"
- Les Prêtres : ba giọng ca nối đạo với đời
- Besame Mucho, nụ hôn đắm đuối giã từ đêm cuối
- Đôi nét về giai điệu bolero
- Sự chuyển giao giữa các thế hệ V-pop
- Tuyệt phẩm Ave Maria
- Nhạc Giáng Sinh 2014
- Những ca khúc hay xứ Huế
- Bài vọng cổ “Kiếp Con Tằm”
- Bài La Paloma do đâu lại được phổ biến nhất thế giới ?
- Nhạc phẩm Hang Bêlem
- Tình ca Mùa Đông
- Những bản tình ca thu về Hà Nội
No comments :
Post a Comment