Saturday, April 1, 2017

Tản mạn về “Nhạc sến, nhạc sang” (phần 2)

pic
Thy Nga, phóng viên đài RFA
Kỳ trước, Thy Nga chia tay quý thính giả trong tiếng nhạc Trúc Phương … Trúc Phương thường viết về đời lính với tình cảm mộc mạc nhưng thiết tha dành cho người yêu hay người vợ ở hậu phương. Trong lửa đạn chiến tranh, mạng sống hết sức mong manh thì anh lính chiến cần gì nhạc “sang” nhỉ.

Thế nên, các ca khúc của Trúc Phương, của Trần Thiện Thanh mà người ta liệt vào dòng “nhạc sến” thì rất gần gũi với binh lính. Tâm sự người lính khi Xuân đến, được ca sĩ Duy Khánh diễn tả trong bài “Xuân này, con không về” gửi đến quý thính giả sau đây

“Xuân này, con không về” …

Quý vị đang nghe bài “Xuân này, con không về” của Trịnh Lâm Ngân qua giọng hát Duy Khánh, ca nhạc sĩ mà từ lâu, được coi là dẫn đầu trường phái “nhạc sến”.

Kế tiếp là Chế Linh. Thy Nga hỏi chuyện Chế Linh về loại nhạc đã làm nên tên tuổi anh. Chế Linh: Dạ, cảm ơn Chị và cảm ơn Đài đã cho Chế Linh được hầu chuyện cùng tất cả quý thính giả thân thương ở khắp nơi. Dạ thưa Chị, loại nhạc này, tôi cho là “nhạc phổ thông” nhạc của đại chúng, dễ hiểu chứ người nghe không cần phải suy nghĩ một cách sâu sắc.

Thy Nga: Cho đại chúng nghe và hiểu liền, và có thể hát theo được liền.

Chế Linh: Thưa Chị, đúng như vậy đó. Đơn giản và chân thật, cho nên tôi chọn cái loại nhạc này để mà phục vụ cho đại đa số khán thính giả.

Không thể gọi “nhạc mùi” được. Trong nước cũng đã gọi là “nhạc vàng”. Tôi không hiểu tại sao mà họ gọi là “nhạc vàng”. Rồi có một lúc, họ gọi là “nhạc quê hương” Nó không đúng!

Thy Nga: Có thể mình gọi cái loại nhạc này là “nhạc mùi” được không anh?

Chế Linh: Không thể gọi “nhạc mùi” được. Trong nước cũng đã gọi là “nhạc vàng”. Tôi không hiểu tại sao mà họ gọi là “nhạc vàng”. Rồi có một lúc, họ gọi là “nhạc quê hương” Nó không đúng!

Thy Nga: Vâng, được biết là anh có một số đệ tử như là Trường Vũ …

Chế Linh: Tôi cũng căn cứ vào cái thể loại này. Tại sao mà họ lại tiếp nhận đi theo con đường này? là bởi vì nó rất dễ đi vào trong lòng người cho nên một số những anh chị em ca sĩ nhỏ nhỏ cũng theo.

Tôi không mở lớp dạy nhưng tôi cũng trang bị cho mấy em rất kỹ lưỡng, chẳng hạn như trau dồi về phát âm, cách trình diễn, … Tôi cũng hướng dẫn nhiều em lắm trên các quốc gia bằng email hoặc bằng điện thoại, hướng dẫn các em phải xông xáo vào cái nền âm nhạc để mà phổ biến văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Thy Nga: Thế liệu “Nhạc sến” có tồn tại được với thời gian, khi mà ngày càng có nhiều loại nhạc khác nổi lên ào ạt?

Chế Linh: À, tôi nghĩ rằng loại nhạc này nó sẽ ăn và ăn mãi trong dân gian bởi vì lúc nào, người ta cũng có một số những cái mất mát và buồn phiền …

Thy Nga: Được biết là Chế Linh sinh trưởng ở tỉnh Phan Rang, bố mẹ anh là người Chàm. Xin hỏi tên thật của anh có phải là tên Chàm không? nếu phải, thì có nghĩa là gì?

Chế Linh: Dạ, tôi là người Chàm chính thức, và cái tên của tôi là “Chà Len” có nghĩa là một người nam giới.

Tôi nghĩ rằng loại nhạc này nó sẽ ăn và ăn mãi trong dân gian bởi vì lúc nào, người ta cũng có một số những cái mất mát và buồn phiền …

Thy Nga: Cái nghệ danh “Chế Linh” do đâu mà có?

Chế Linh: Tôi là từ gốc gác Chàm nên lấy tên Chế Linh.

Thy Nga: Dẫn dắt anh vào con đường ca hát, là ca nhạc sĩ nào?

Chế Linh: là nhạc sĩ Châu Kỳ và Trúc Phương. Khi mà tôi bỏ xứ ngoài Phan Rang vào Saigon thì tôi tìm ngay anh Duy Khánh để nhờ anh hướng dẫn trong âm nhạc.

Thy Nga: Trong quá trình, anh hài lòng nhất về nhạc bản nào?

Chế Linh: là bài “Trên 4 vùng chiến thuật” cho quân đội nghe. Và bài thứ hai là cho mọi người nghe, có thể nói là cho rất nhiều giới trong đó, không có chọn sang hay hèn, đó là bài “Thói đời” của Trúc Phương.

“Thói đời” nhạc bản của Trúc Phương, Chế Linh trình bày …

Thy Nga: Thế riêng anh thì sáng tác nào thấy là hài lòng?

Chế Linh: Tôi viết cũng 60, 70 bài rồi, và cái bài mà tôi thích nhất cũng vẫn là cái bài đầu tiên mà tôi viết: bài “Đêm buồn tỉnh lẻ”.

Thú thật với Chị, cái chữ người ta dùng “nhạc sến, nhạc sang” có lẽ là nói nửa đùa nửa thật, thế nhưng mà có lẽ một phần ở đó nó thành cái thói quen chứ còn nếu mà dùng đúng thì là chữ “nhạc đại chúng, nhạc bình dân” thì có lẽ, nó đúng hơn bởi vì nó quá đại chúng, từ thôn quê cho đến tỉnh thành, tới nhiều tầng lớp khán thính giả.

Ở trong nước thì dân chúng coi nhạc sĩ Vinh Sử là “Vua Nhạc sến” và các ca sĩ chuyên hát loại nhạc ấy gồm có Quang Linh, Ngọc Sơn, Duy Mạnh, Vân Khánh, Thùy Trang, vân vân …

“Cầu tre kỷ niệm” của Vinh Sử, Ngọc Sơn ca …

Có người cho rằng “nhạc sến” (hay “nhạc phổ thông” như ca sĩ Chế Linh vừa định nghĩa) thuộc về lớp người cao niên.

Do đó, Thy Nga tìm hỏi một người trong nhóm đề xướng phong trào Nhạc Trẻ Việt Nam, và từng viết nhạc trẻ, là anh Nam Lộc, xem ý kiến của anh thế nào về loại nhạc ấy.

Nam Lộc: Tôi có thể đứng qua hai khía cạnh:

1/ là một người viết nhạc, như Chị nói là thường soạn nhạc trẻ Việt Nam trước đây, và bây giờ là người đứng giới thiệu chương trình, tham dự vào những chương trình thâu hình Vidéo ca nhạc.

Thú thật với Chị, cái chữ người ta dùng “nhạc sến, nhạc sang” có lẽ là nói nửa đùa nửa thật, thế nhưng mà có lẽ một phần ở đó nó thành cái thói quen chứ còn nếu mà dùng đúng thì là chữ “nhạc đại chúng, nhạc bình dân” thì có lẽ, nó đúng hơn bởi vì nó quá đại chúng, từ thôn quê cho đến tỉnh thành, tới nhiều tầng lớp khán thính giả.

Nếu mà nhận xét như cái điều tôi vừa trình bày thì có thể nói là chính cá nhân tôi cũng là người đã từng mang cái mặc cảm và có thể “phạm tội” trong cái ý nghĩ coi thường nhạc đại chúng.

Khi tôi viết nhạc trẻ ở Việt Nam, Chị Thy Nga và chắc quý vị thính giả còn nhớ là lúc đó, tôi thường chuyển dịch nhạc ngoại quốc, đặc biệt là nhạc Anh Mỹ Pháp sang tiếng Việt. Nhưng mà đến khi một nhà sản xuất, là anh Ngọc Chánh, yêu cầu tôi viết bài “Mùa thu lá bay” nhạc Tàu thì tôi cũng viết nhưng ông ấy bắt tôi viết đến cái độ mà nó sát, hát lên là mọi người có thể hát được một cách dễ dàng, và hiểu được.

Nhạc điệu thì nó không quá trau chuốt giống như là nhạc Tây phương của các loại nhạc mà chúng ta gọi là “nhạc sang” có vẻ nhạc thính phòng. Nhạc đại chúng thì những cái điệu như là Boléro, nhịp ¾ rồi sau đó vào điệp khúc rồi trở lại.

Khi mà hoàn tất thì tôi lại không dám ký tên tôi mà tôi dùng cái bút hiệu Lệ Thanh, là tên cái rạp Tàu mà chiếu cái phim này. Từ đó, cái bài hát đó nổi tiếng, nhưng cho đến bây giờ thì tôi mới thấy mình dại! và cái điều đó nó ở trong ý nghĩ là Nam Lộc lúc đó phải viết nhạc trẻ chứ, phải viết nhạc Mỹ, nhạc Anh, nhạc Rock and roll chứ, tại sao lại viết nhạc Tàu? tại sao lại viết những cái lời nó bình dân như vậy?

Nhưng thưa Chị, cái câu trả lời là chính sự bình dân, những cái lời lẽ giản dị nó đã đi vào con tim mọi người cho nên khi sang Hoa Kỳ, viết các ca khúc như “Saigon ơi! Vĩnh biệt”. “Người di tản buồn” tôi dùng cái nguyên tắc là: À! Mình muốn đi vào lòng người thì phải dùng những lời lẽ thật là giản dị. Trừu tượng hay là văn vẻ nhiều quá, đôi khi nó xa lạ. Nó được quý trọng ở một tầng lớp thính giả nào đó, chọn lọc, nhưng nó mất đi tính đại chúng.

Và câu trả lời hùng hồn nhất là hiện nay, trong những cuốn DVD Vidéo ca nhạc mà chúng tôi thực hiện tại Trung tâm Asia, có hai nhu cầu cần thiết:

1/ những ca sĩ, những giọng hát chuyên về loại nhạc đại chúng này, và 2/ những ca khúc.

Nếu không có những ca khúc mà chúng ta vẫn nói đùa là “nhạc sến” thì cái cuốn đó sẽ bán rất chậm.

Thì đây là cái câu trả lời mà tôi cho rằng vẫn là cái câu trả lời muôn thuở là nếu không có loại nhạc này thì sẽ không bao giờ có âm nhạc Việt Nam. Và đến bây giờ, mình mới cảm thấy là khi mà đi thẳng vào tim mọi người, và dùng những lời lẽ thật là giản dị thì đó là một sự thành công lớn lao đối với âm nhạc Việt Nam.

Thy Nga: Vâng, tức là cái loại nhạc này, có thể nói là nó mang dân tộc tính thì nó sẽ tồn tại mãi dù rằng có nhiều thể loại khác ào ạt nổi lên nhưng mà vẫn không thể nào đánh bạt được cái loại nhạc đại chúng, như anh vừa nói, phải không ạ?

Nam Lộc: Thưa Chị vâng, bởi nó đi trực tiếp vào cảm quan. Bất cứ đó là nhạc lính, nhạc quê hương, nó chia sẻ với thính giả một cách giản dị, dễ nghe, dễ hiểu, dễ hát, dễ nhớ.

Nhạc điệu thì nó không quá trau chuốt giống như là nhạc Tây phương của các loại nhạc mà chúng ta gọi là “nhạc sang” có vẻ nhạc thính phòng. Nhạc đại chúng thì những cái điệu như là Boléro, nhịp ¾ rồi sau đó vào điệp khúc rồi trở lại.

Cấu trúc bài hát cũng cần đi sát với người nghe.

Thy Nga: Vâng, cám ơn anh Nam Lộc đã chia sẻ cảm nghĩ cho đề mục này. “Thành phố buồn” của Lam Phương …

Trong âm thanh nhạc bản “Thành phố buồn” và giọng ca Chế Linh, Thy Nga xin chấm dứt chương trình …chào tạm biệt quý thính giả …

No comments :

Post a Comment


 Tục ngữ & Thành ngữ

 Nghệ Thuật Sống