
Ca sĩ Hà Thanh ở Washington, D.C., năm 1996.
(Hình: Huy Phương/Người Việt)
Ðỗ Dzũng/Người Việt
BOSTON, Massachusetts (NV) - Ca sĩ Hà Thanh, từng được mệnh danh là “họa mi xứ Huế,” vừa qua đời ngày 1 Tháng Giêng tại Boston, Massachusetts, ca sĩ Hoàng Oanh, một trong những người bạn thân thiết và lâu năm của người quá cố, xác nhận với nhật báo Người Việt.
“Tôi rất xúc động và hơi bàng hoàng, không tin là sự thật (ca sĩ Hà Thanh qua đời),” ca sĩ Hoàng Oanh nói. “Tôi phải hỏi người này người kia, lúc đó tôi mới biết chị đã ra đi.”
Ca sĩ Hoàng Oanh cho biết thêm: “Tôi với chị Hà Thanh là bạn nghệ sĩ thân tình, thường thăm hỏi lẫn nhau. Hôm Tết Tây, tôi gọi điện thoại sang Boston để hỏi thăm và chúc năm mới chị thì mới được gia đình cho hay chị mất vào lúc 7 giờ 27 phút tối.”
Ca sĩ Hoàng Oanh cho biết có nhiều kỷ niệm với cố ca sĩ Hà Thanh, nhưng nhớ nhất là chuyến đi lưu diễn ở Pháp năm 1969.
“Hoàng Oanh nhớ lúc đó gọi là Ðoàn Văn Nghệ, Bộ Thông Tin VNCH,” nữ ca sĩ Hoàng Oanh hồi tưởng. “Ðoàn có hai nhóm, cải lương và tân nhạc. Bên cải lương thì diễn trong rạp, và do cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách. Nhóm chúng tôi là tân nhạc, gồm có nhạc sĩ Huỳnh Anh (guitar), nhạc sĩ Vĩnh Phan (đàn tranh), và nhạc sĩ Nguyễn Ðình Nghĩa (sáo). Ca sĩ thì có chị Hà Thanh, cá nhân tôi, và ban nhạc AVT. Chúng tôi đi trình diễn ở tám tỉnh và thường hát cho kiều bào và sinh viên Việt Nam nghe.”
Theo Wikipedia.org, ca sĩ Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, Pháp Danh Tâm Từ, sinh ngày 25 Tháng Bảy, 1937 tại Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có 10 anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát.
Hồi còn nhỏ, bà theo học trường nữ trung học Ðồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học-Ðồng Khánh trên đài phát thanh Huế.
Năm 16 tuổi, Lục Hà tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ do đài phát thanh Huế tổ chức, và đoạt giải nhất, qua sáu nhạc phẩm, trong đó có bài “Dòng Sông Xanh”. Nghệ danh Hà Thanh ra đời cũng từ đây, và bà tiếp tục vừa đi học vừa hát cho đài phát thanh.
Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, ca sĩ Hà Thanh được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm, và hai năm sau, chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Thành, và trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của thủ đô hồi đó.
Tiếng hát Hà Thanh thường xuyên được nghe trên các đài phát thanh Sài Gòn, Quân Ðội, Tự Do, trong các chương trình đại nhạc hội... và rất nổi tiếng với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông.
Về biệt danh “họa mi xứ Huế,” trong một bài viết đăng trên nhật báo Người Việt hồi Tháng Sáu năm ngoái, ca sĩ Quỳnh Giao viết như sau: “Hà Thanh có được Huế cưng quý như vậy trước hết là nhờ giọng ca thiên phú, trong trẻo cao vút. Ðây là một trong vài giọng soprano hiếm có của Việt Nam. Hà Thanh hát dễ dàng như hơi thở. Khi lên cao, giọng lồng lộng, thoải mái cho chúng ta cảm tưởng chiếc diều phơi phới trên nền trời xanh ngắt.”
“Vì sao lại so sánh với cánh diều? Chính vì chất giọng trong trẻo nhẹ nhàng làm mình liên tưởng đến trời xanh và nắng ấm,” theo ca sĩ Quỳnh Giao.
Ca sĩ này viết tiếp: “Vì trình độ thưởng ngoạn, nhiều người cứ khen làn hơi rất mạnh. Không thiếu gì ca sĩ thời nay hay khoe làn hơi ‘mạnh’ vì thấy hát trổ giọng lại càng được vỗ tay và huýt sáo vang lừng! Trong nghệ thuật thì khác, hát nhẹ và êm mà vẫn rõ lời mới là điều khó. Khi hát nhẹ, ca sĩ phải ‘kìm’ làn hơi để phả từ từ, nhẹ nhàng mà vẫn đều đặn. Khó nhất là lúc ngân cho câu nhạc nhỏ dần, đến khi chỉ bằng sợi tơ mong manh mà không đứt, không tắt.”
Theo ca sĩ Quỳnh Giao, nhờ hát như vậy mà ca sĩ Hà Thanh được các nhạc sĩ sáng tác trân quý và yêu cầu bà hát những tác phẩm tim óc của họ.
Ca sĩ Quỳnh Giao cho biết tiếp, chính nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông để mắt xanh đến Hà Thanh ngay lần đầu được nghe bà từ Huế vào Sài Gòn thăm người em gái, đến phòng thu của hãng đĩa hát thử. Quả là nhạc của ông đã được giọng hát Hà Thanh chắp cánh bay cao.
Trịnh Công Sơn khi còn ở Huế đã đưa những ca khúc chưa ráo mực đến nhờ Hà Thanh hát, theo ca sĩ Quỳnh Giao, và “họa mi xứ Huế” đã đưa “Nắng Thủy Tinh,” “Lời Mẹ Ru,” hay “Nhìn Những Mùa Thu Ði” vang vọng đất Thần Kinh (Huế).
Theo tác giả bài viết, Dương Thiệu Tước cũng thích và Hoàng Trọng cũng mến Hà Thanh, Tuấn Khanh thì “mê” giọng hát này nhất, nhưng thính giả ở Huế quá ít, phải đợi khi vào Sài Gòn thì Hà Thanh mới có đất dụng võ.
Bài viết liên quan:
- Thành Được đoạt giải Thanh Tâm diễn viên xuất sắc 1966
- • Đôi nét về ca sĩ chuyển giới
- • Vở hát Thuyền Ra Cửa Biển với văn chương... cải lương
- • Danh ca Khánh Ly đã về Việt Nam
- • Bằng Kiều bị ném đá vì đi trực thăng ăn trưa
- • Sự ra đi, trở về và hội nhập
- • Ca sĩ Bích Phương : Không ngủ quên trong ký ức
- • Đài phát thanh và những danh ca không hề thấy mặt
- • Khánh Ly biểu diễn tại Việt Nam? Tình, tiền và những nghịch lý
- • Đào Phi Cường thức khuya chờ "Trăng muộn" sớm về
- • Ca sỹ Khánh Ly ‘hạnh phúc được gặp lại’ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
- • Báo Mạng Công An: Khánh Ly, đa đoan một kiếp cầm ca
- • “100 Năm Cải Lương Việt Nam”
- • Lan Ngọc và Khương Ngọc nhận giải Diễn Viên Xuất Sắc tại VFF 2014
- • Ca sĩ Hiền Thục
- • Khánh Ly về Hà Nội biểu diễn: Báo chí và dư luận
- • 'Vua nhạc sến' Vinh Sử: 3 vợ, đời vẫn hắt hiu
- • Khi các "Tình Nhân La Tinh" hát nhạc Julio Iglesias
- • Hé lộ cát-xê khủng mời Khánh Ly về nước biểu diễn
- • “Nữ Trạng Hề” của thập niên 1960 – 1970
- • Ca sỹ Khánh Ly biểu diễn ở Hà Nội
- • Ca sĩ Mỹ Hạnh thổ lộ tâm sự về nghề ca hát
- • Khi đào kép cải lương hát “nhập vai”
- • ‘‘Chó hoang’’ : Bộ phim cuối cùng của Sài Minh Lượng ?
- • Nghệ sĩ kỷ niệm 100 ngày mất ca nhạc sĩ Việt Dzũng
- • Phương Mỹ Chi: ‘Ca hát không có kiến thức người ta cũng xem thường’
- • Âu Bảo Ngân – The Voice và tương lai nhạc kịch Việt Nam
- • Ca sĩ Ý Lan
- "Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng"
- • Những cặp nghệ sĩ nổi tiếng
- • Út Bạch Lan : Tiếng ca nức nở tự đáy lòng
- • Con người thật của Phạm Duy
- Nghệ sĩ Thanh Lan
- • Careless Whisper, bất cẩn thì thầm tan nát nội tâm
- • Vì sao trang phục ban nhạc ABBA lại kỳ quặc đến như vậy ?
- • Khánh Ly và các ca sĩ hải ngoại được khán giả tại Moscow chào đón nồng nhiệt
- • Ái Vân với "Hãy cho tôi lên đường"
- • Hát cải lương hay là chim bay kiếm mồi
- Minh Vương : 50 năm trạng nguyên vọng cổ
- Người đẹp Bình Dương và cuộc di cư ra Bắc
- Nàng vượn bạch – Bạch Viên Thanh Nga
- Tina Turner : Tập nhạc Love Songs của Nữ hoàng nhạc rock
- • CS Diễm Sương: 'Nóng bỏng nhưng nên vừa phải'
- • Nhạc xuân 2014
- • Cải lương vay nợ ngày cận Tết
- • Mỹ Châu : “Nữ hoàng” có chất giọng liêu trai
- • Khi người nước ngoài hát nhạc Việt
- • M. Pokora : Mười năm sự nghiệp solo
- • Đoàn Kim Chung thành lập ngoài Bắc, an cư lạc nghiệp trong Nam
- • Nhạc sĩ Tú Minh
- • Ăn cơm hội cải lương
- • 2014 : Các dự án âm nhạc quốc tế hoành tráng
- • Tự truyện của Việt Dũng: Giấc Mơ Trăng Và Đá
- • Huy Tuấn : Các sự kiện âm nhạc trong năm tại Việt Nam
- • Ca sĩ Hà Thanh vừa mất
- • Minh Cảnh, giọng ca « nhẹ như mây »
- • Ca nhạc sĩ Việt Dzũng
- • Vở tuồng “Thu Sầu Nhả Tơ” – Cao Văn Lầu
- • Ca nhạc sĩ Việt Dzũng, 'biểu tượng tự do, nhân quyền, và công lý'
- • NS Nam Lộc nói về cố NS Việt Dzũng
- • TIỂU SỬ VIỆT DZŨNG
- • Việt Dzũng: Như Một Lời Chia Tay
- • Những giờ phút cuối của ca nhạc sĩ Việt Dzũng
- • Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời, mất mát lớn của văn nghệ hải ngoại
- • Chuyện về vở hát Tây Thi gái nước Việt
- Việt Dzũng: Một Nghệ Sĩ Với Tài Năng Vượt Bực
- • Ca nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời ở California
- • VĨNH BIỆT NHẠC SĨ HUỲNH ANH
- • Cuộc đời nhạc sĩ Sáu Lầu lên sân khấu cải lương
- • Những nhóm nhạc Việt Nam
- • Tập nhạc vinh danh Luis Mariano nhân 100 năm ngày sinh
- • Hiền Thục : Luôn tìm cảm giác an toàn cho nghề nghiệp
- • Góc nhìn của NS Nam Lộc về âm nhạc hải ngoại
- • Nhạc sĩ Từ Công Phụng
- Bạch Huệ : Đệ nhất nữ danh ca tài tử Nam Bộ
- • 30 năm ngày giỗ ca sĩ Karen Carpenter
- Đôi nét về nhạc Rap và Rap Việt
- Những hệ lụy sau ngày đào Thanh Loan vào mật khu
- Cái chết Lý Tiểu Long qua hồi ức "hồ ly tinh"
- Nhạc sĩ Quỳnh Hợp và những sáng tác thời đại
- Hà Thanh Xuân và CD “Qua Ngõ Nhà Em”
- Khi nữ giới làm soạn giả cải lương
- Paroles Paroles : Giai thoại ly kỳ, một thuở hàn vi
- Hoàng tử dương cầm Hàn Quốc
- Chuyện cô Năm Cần Thơ vào hát trong khu kháng chiến
- Huyền thoại Verdi, niềm tự hào của dòng nhạc opéra Ý
- • Ca sĩ trẻ Tóc Tiên
- Nhạc sĩ Đăng Khánh và trăn trở về nhạc Việt Nam
- • Trần Quảng Nam với những bản “tình cũ”
- • Phương Hồng Quế, giọng hát của một thời khói lửa
- • Khánh Ly, con chim vẫn thao thiết ngày về
- • Ca sĩ Quang Lê, Lam Anh bị tai nạn ô tô
- • Chuyện soạn giả cưới vợ đào hát
- • Hà Mỹ Xuân lập hội bảo tồn cải lương "Về Nguồn"
- Quando Quando, tình gọi mong đợi bóng tối nụ cười
- • Thanh Nga, Nữ hoàng sân khấu má hồng phận bạc
- • Hậu trường dàn dựng Paris By Night (kỳ 2)
- • Hậu trường dàn dựng Paris By Night (kỳ 1)
- Vài Lời Với Bà Hoàng Thị Ngọ ( Ngày Xưa Hoàng Thị )
- Danh ca Bạch Yến
- • Thanh Phương : Nhạc càng hay nhờ tài người phối
- Khi tiệm ăn mang tên đào kép cải lương
- • Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 : Tôi chỉ mong dòng nhạc tử tế được hát một cách tử tế
- Đàn tango sầu mộng Tình cho không biếu không
- • Ca Sĩ Giang Từ
- • Besame Mucho, nụ hôn đắm đuối giã từ đêm cuối
- • La Playa, ghi ta thời gian tình chưa quên lãng
- • El Choclo, tango gối mộng của quý đàn ông
- • Thanh Lan và những scandal tình ái chưa được giải mã
- • Bằng Kiều chia tay Trizzie Phương Trinh!
- Ca sĩ Ngọc Hạ
- Ði thăm nhạc sĩ Lam Phương
- Giai thoại về đoàn Thanh Minh Thanh Nga đi Pháp
- Việt Dzũng và dòng nhạc đấu tranh
- "Trong Hay Ngoài Tay Em" tại Liên hoan phim tài liệu QT
- Ca sĩ Nguyên Khang
- Chuyện tình ngưỡng mộ của NS Đức Huy và vợ kém 40 tuổi
- Soạn giả Thế Châu, và tuồng Bên Cầu Dệt Lụa
- Những con chim bị cấm hót
- Ca sĩ Lâm Thúy Vân phản đối lệnh cấm Asia DVD 71
- Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời tại Việt Nam
- Người ta biết gì về MC Việt Dzũng?
- Nam Lộc và ‘Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt’
- • Vọng Cổ Hài : Thiếu cả người viết lẫn người ca
- Thanh Thúy ‘không về nước hát sinh kế’
- • Limelight : 60 năm bộ phim Ánh đèn màu của Chaplin
No comments :
Post a Comment