• La Playa, ghi ta thời gian tình chưa quên lãng
Khúc đàn La Playa mang đậm ảnh hưởng của dòng nhạc La Tinh nhưng thật ra bản nhạc này lại do một nhà soạn nhạc người Bỉ tên là Jo Van Wetter viết vào năm 1963, tức cách đây vừa đúng nửa thế kỷ. Tác giả bài hát tên thật là Georges Joseph Van Wetter, sinh trưởng trong một gia đình gốc flamand, nhưng cha mẹ ông đến lập nghiệp tại vùng Wallonie chủ yếu nói tiếng Pháp ở Bỉ.Tuy không xuất thân từ một gia đình có dòng máu nghệ sĩ, những từ thuở nhỏ ông đã có năng khiếu âm nhạc. Thời niên thiếu, dù chưa được đào tạo bài bản, nhưng Jo Van Wetter chịu khó tự học đàn. Ông tham gia vào khá nhiều ban nhạc trẻ chuyên đi diễn tại các liên hoan địa phương và chủ yếu chơi lại các ca khúc thịnh hành từ những năm 1940 đến thập niên 1950.
Đến khi trưởng thành, ông Jo Van Wetter dời nhà về thủ đô nước Bỉ, và bắt đầu học đàn ghi ta cổ điển tại Nhạc viện thành phố Bruxelles. Ông học cùng một lớp với tay đàn ghi ta Charles Danielli. Cả hai về sau này đều mở lớp dạy nhạc, trong số những học trò của họ có Philip Catherine, một trong những tay đàn ghi ta nhạc jazz lừng danh nhất nước Bỉ.Công việc dạy đàn không đủ sống, cho nên Jo Van Wetter sau khi tốt nghiệp nhạc viện thủ đô, tham gia vào rất nhiều nhóm nhạc lớn nhỏ để kiếm tiền qua các vòng lưu diễn tại các quán nhạc hay vũ trường. Trong nhiều năm liền, ông chủ yếu đi biểu diễn với các dàn nhạc hoà tấu dưới sự điều khiển của Jean Omer và nhất là của nhạc trưởng Henri Segers. Bên cạnh đó, ông cũng thường xuyên xuất hiện trong khá nhiều dự án ghi âm của giới nghệ sĩ trẻ thời bấy giờ như Frédéric Rottier hay ban nhạc The Cousins.
Đầu những năm 1960, vào lúc mà phong trào nhạc trẻ rộ lên ở châu Âu, giới ca sĩ ‘‘nhí’’ hưởng ứng dòng nhạc rock đến từ Hoa Kỳ bằng cách chuyển dịch rồi ghi âm lại các ca khúc Anh Mỹ, thì Jo Van Wetter lại khám phá các làn điệu ghi ta đến từ đảo Hawai. Cùng với nhiều tác giả khác như Willy Albimoor, Hans Blum và Michael Thomas (Martin Böttcher), nhạc sĩ Jo Van Wetter soạn một số khúc đàn theo thể điệu này.Cả nhóm lấy tên là ban nhạc The Waikikis, và tập nhạc mang tựa đề là Hawai Tattoo trở thành một trong những album ăn khách nhất vào năm 1961. Trong vòng nhiều tháng liên tục, album này thống lĩnh thị trường các nước Bỉ, Đức, Hà Lan và Luxembourg, để rồi sau đó chinh phục các thị trường Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ và Nam Mỹ.Sự thành công này đáng lẽ ra sẽ còn vang dội hơn nữa, nếu như ban nhạc The Waikikis lên đường lưu diễn để quảng bá cho album của họ, cũng như cho những bước kế tiếp trong sự nghiệp. Thế nhưng, những bất đồng với nhà sản xuất (Horst Fuchs) buộc một số tác giả phải rút lui.Tuy sau đó, có cho ra mắt nhiều album khác, nhưng The Waikikis chủ yếu ghi âm ở phòng thu thanh, thành viên hay tác giả có thể luân phiên thay đổi, nhưng thực chất không phải là một nhóm có đủ tầm vóc, cũng như tầm nhìn như ban nhạc người Anh The Shadows với khúc đàn kinh điển Apache đầu thập niên 1960.
Năm 1963, một trong những album ăn khách nhất thị trường quốc tế là tập nhạc cover của nữ danh ca người Mỹ Julie London, qua đó cô ghi âm lại hầu hết các bản nhạc tình La Tinh kinh điển phối theo điệu cool jazz. Khi được nghe album này, Jo Van Wetter mới ngẫu hứng sáng tác khúc đàn mà ông đặt tên là La Playa. Khúc nhạc này trở nên thịnh hành nhờ các bản hòa tấu, song tấu hay độc tấu Tây Ban Cầm (chẳng hạn như phiên bản của Claude Ciari).Lúc đầu, ông định soạn khúc đàn này theo thể điệu bossa nova (ra đời vào năm 1958), vào lúc mà phong trào này đang trở nên cực thịnh tại các nước Âu Mỹ, sau thành công ngoạn mục của bài Manha de Carnaval, ca khúc chủ đề của bộ phim Orfeu Negro. Rốt cuộc, ông lại phối theo nhịp điệu rumba, nhưng với lối chơi đàn ghi ta thùng rất mộc, chứ không phối với một dàn nhạc theo kiểu nhạc khiêu vũ hay theo phong cách easy listening.
Tác giả người Pháp Pierre Barouh, nghe được khúc đàn La Playa khi anh vừa từ Brazil trở về Paris. Pierre Barouh là người sáng tác sau này nhạc phẩm Samba Sarava (1966) và hát ca khúc chủ đề của bộ phim Un Homme et Une Femme (Câu chuyện một người đàn ông và một người đàn bà) của đạo diễn Claude Lelouch, mà hầu hết mọi người chỉ nhớ mang máng câu hát mở đầu. Cảm thấy hứng thú, Pierre Barouh mới đặt lời ca tiếng Pháp cho giai điệu. Khúc đàn trở thành một bài hát và được ca sĩ Marie Laforêt ghi âm vào năm 1964.Sau thành công của ca khúc tiếng Pháp, nhiều phiên bản chuyển dịch khác lần lượt ra đời, kể cả tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Còn trong tiếng Việt, bài La Playa có ít nhất hai lời. Bài này từng được tác giả Phạm Duy phóng tác thành nhạc phẩm Dòng sông quê hương do nhiều nghệ sĩ như Ngọc Lan, Kiều Nga hay Thanh Lan ghi âm lại. Lời Việt thứ nhì không ghi rõ tác giả, có tựa đề là Biển vắng Thiên đàng.Bài hát La Playa ăn khách đến nỗi người Brazil nghĩ rằng ca khúc A Praia bằng tiếng Bồ Đào Nha là một giai điệu của xứ họ. Còn tại Puerto Rico hay Nam Mỹ, không ai tin rằng La Playa trong nguyên tác là một khúc đàn của một tác giả người Bỉ gốc Hà Lan. Theo dòng đời năm tháng, tay đàn Jo Van Wetter đã chìm dần vào quên lãng nhưng khúc nhạc dịu dàng mà ông đã soạn lại trở nên bất hủ, vượt thời gian.
Bài viết liên quan:
- Thành Được đoạt giải Thanh Tâm diễn viên xuất sắc 1966
- • Đôi nét về ca sĩ chuyển giới
- • Vở hát Thuyền Ra Cửa Biển với văn chương... cải lương
- • Danh ca Khánh Ly đã về Việt Nam
- • Bằng Kiều bị ném đá vì đi trực thăng ăn trưa
- • Sự ra đi, trở về và hội nhập
- • Ca sĩ Bích Phương : Không ngủ quên trong ký ức
- • Đài phát thanh và những danh ca không hề thấy mặt
- • Khánh Ly biểu diễn tại Việt Nam? Tình, tiền và những nghịch lý
- • Đào Phi Cường thức khuya chờ "Trăng muộn" sớm về
- • Ca sỹ Khánh Ly ‘hạnh phúc được gặp lại’ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
- • Báo Mạng Công An: Khánh Ly, đa đoan một kiếp cầm ca
- • “100 Năm Cải Lương Việt Nam”
- • Lan Ngọc và Khương Ngọc nhận giải Diễn Viên Xuất Sắc tại VFF 2014
- • Ca sĩ Hiền Thục
- • Khánh Ly về Hà Nội biểu diễn: Báo chí và dư luận
- • 'Vua nhạc sến' Vinh Sử: 3 vợ, đời vẫn hắt hiu
- • Khi các "Tình Nhân La Tinh" hát nhạc Julio Iglesias
- • Hé lộ cát-xê khủng mời Khánh Ly về nước biểu diễn
- • “Nữ Trạng Hề” của thập niên 1960 – 1970
- • Ca sỹ Khánh Ly biểu diễn ở Hà Nội
- • Ca sĩ Mỹ Hạnh thổ lộ tâm sự về nghề ca hát
- • Khi đào kép cải lương hát “nhập vai”
- • ‘‘Chó hoang’’ : Bộ phim cuối cùng của Sài Minh Lượng ?
- • Nghệ sĩ kỷ niệm 100 ngày mất ca nhạc sĩ Việt Dzũng
- • Phương Mỹ Chi: ‘Ca hát không có kiến thức người ta cũng xem thường’
- • Âu Bảo Ngân – The Voice và tương lai nhạc kịch Việt Nam
- • Ca sĩ Ý Lan
- "Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng"
- • Những cặp nghệ sĩ nổi tiếng
- • Út Bạch Lan : Tiếng ca nức nở tự đáy lòng
- • Con người thật của Phạm Duy
- Nghệ sĩ Thanh Lan
- • Careless Whisper, bất cẩn thì thầm tan nát nội tâm
- • Vì sao trang phục ban nhạc ABBA lại kỳ quặc đến như vậy ?
- • Khánh Ly và các ca sĩ hải ngoại được khán giả tại Moscow chào đón nồng nhiệt
- • Ái Vân với "Hãy cho tôi lên đường"
- • Hát cải lương hay là chim bay kiếm mồi
- Minh Vương : 50 năm trạng nguyên vọng cổ
- Người đẹp Bình Dương và cuộc di cư ra Bắc
- Nàng vượn bạch – Bạch Viên Thanh Nga
- Tina Turner : Tập nhạc Love Songs của Nữ hoàng nhạc rock
- • CS Diễm Sương: 'Nóng bỏng nhưng nên vừa phải'
- • Nhạc xuân 2014
- • Cải lương vay nợ ngày cận Tết
- • Mỹ Châu : “Nữ hoàng” có chất giọng liêu trai
- • Khi người nước ngoài hát nhạc Việt
- • M. Pokora : Mười năm sự nghiệp solo
- • Đoàn Kim Chung thành lập ngoài Bắc, an cư lạc nghiệp trong Nam
- • Nhạc sĩ Tú Minh
- • Ăn cơm hội cải lương
- • 2014 : Các dự án âm nhạc quốc tế hoành tráng
- • Tự truyện của Việt Dũng: Giấc Mơ Trăng Và Đá
- • Huy Tuấn : Các sự kiện âm nhạc trong năm tại Việt Nam
- • 'Hoạ mi xứ Huế' Hà Thanh qua đời ở tuổi 77
- • Ca sĩ Hà Thanh vừa mất
- • Minh Cảnh, giọng ca « nhẹ như mây »
- • Ca nhạc sĩ Việt Dzũng
- • Vở tuồng “Thu Sầu Nhả Tơ” – Cao Văn Lầu
- • Ca nhạc sĩ Việt Dzũng, 'biểu tượng tự do, nhân quyền, và công lý'
- • NS Nam Lộc nói về cố NS Việt Dzũng
- • TIỂU SỬ VIỆT DZŨNG
- • Việt Dzũng: Như Một Lời Chia Tay
- • Những giờ phút cuối của ca nhạc sĩ Việt Dzũng
- • Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời, mất mát lớn của văn nghệ hải ngoại
- • Chuyện về vở hát Tây Thi gái nước Việt
- Việt Dzũng: Một Nghệ Sĩ Với Tài Năng Vượt Bực
- • Ca nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời ở California
- • VĨNH BIỆT NHẠC SĨ HUỲNH ANH
- • Cuộc đời nhạc sĩ Sáu Lầu lên sân khấu cải lương
- • Những nhóm nhạc Việt Nam
- • Tập nhạc vinh danh Luis Mariano nhân 100 năm ngày sinh
- • Hiền Thục : Luôn tìm cảm giác an toàn cho nghề nghiệp
- • Góc nhìn của NS Nam Lộc về âm nhạc hải ngoại
- • Nhạc sĩ Từ Công Phụng
- Bạch Huệ : Đệ nhất nữ danh ca tài tử Nam Bộ
- • 30 năm ngày giỗ ca sĩ Karen Carpenter
- Đôi nét về nhạc Rap và Rap Việt
- Những hệ lụy sau ngày đào Thanh Loan vào mật khu
- Cái chết Lý Tiểu Long qua hồi ức "hồ ly tinh"
- Nhạc sĩ Quỳnh Hợp và những sáng tác thời đại
- Hà Thanh Xuân và CD “Qua Ngõ Nhà Em”
- Khi nữ giới làm soạn giả cải lương
- Paroles Paroles : Giai thoại ly kỳ, một thuở hàn vi
- Hoàng tử dương cầm Hàn Quốc
- Chuyện cô Năm Cần Thơ vào hát trong khu kháng chiến
- Huyền thoại Verdi, niềm tự hào của dòng nhạc opéra Ý
- • Ca sĩ trẻ Tóc Tiên
- Nhạc sĩ Đăng Khánh và trăn trở về nhạc Việt Nam
- • Trần Quảng Nam với những bản “tình cũ”
- • Phương Hồng Quế, giọng hát của một thời khói lửa
- • Khánh Ly, con chim vẫn thao thiết ngày về
- • Ca sĩ Quang Lê, Lam Anh bị tai nạn ô tô
- • Chuyện soạn giả cưới vợ đào hát
- • Hà Mỹ Xuân lập hội bảo tồn cải lương "Về Nguồn"
- Quando Quando, tình gọi mong đợi bóng tối nụ cười
- • Thanh Nga, Nữ hoàng sân khấu má hồng phận bạc
- • Hậu trường dàn dựng Paris By Night (kỳ 2)
- • Hậu trường dàn dựng Paris By Night (kỳ 1)
- Vài Lời Với Bà Hoàng Thị Ngọ ( Ngày Xưa Hoàng Thị )
- Danh ca Bạch Yến
- • Thanh Phương : Nhạc càng hay nhờ tài người phối
- Khi tiệm ăn mang tên đào kép cải lương
- • Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 : Tôi chỉ mong dòng nhạc tử tế được hát một cách tử tế
- Đàn tango sầu mộng Tình cho không biếu không
- • Ca Sĩ Giang Từ
- • Besame Mucho, nụ hôn đắm đuối giã từ đêm cuối
- • El Choclo, tango gối mộng của quý đàn ông
- • Thanh Lan và những scandal tình ái chưa được giải mã
- • Bằng Kiều chia tay Trizzie Phương Trinh!
- Ca sĩ Ngọc Hạ
- Ði thăm nhạc sĩ Lam Phương
- Giai thoại về đoàn Thanh Minh Thanh Nga đi Pháp
- Việt Dzũng và dòng nhạc đấu tranh
- "Trong Hay Ngoài Tay Em" tại Liên hoan phim tài liệu QT
- Ca sĩ Nguyên Khang
- Chuyện tình ngưỡng mộ của NS Đức Huy và vợ kém 40 tuổi
- Soạn giả Thế Châu, và tuồng Bên Cầu Dệt Lụa
- Những con chim bị cấm hót
- Ca sĩ Lâm Thúy Vân phản đối lệnh cấm Asia DVD 71
- Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời tại Việt Nam
- Người ta biết gì về MC Việt Dzũng?
- Nam Lộc và ‘Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt’
- • Vọng Cổ Hài : Thiếu cả người viết lẫn người ca
- Thanh Thúy ‘không về nước hát sinh kế’
- • Limelight : 60 năm bộ phim Ánh đèn màu của Chaplin
No comments :
Post a Comment