Monday, August 11, 2014

Phạm Xuân Nguyên: "Việt Nam thiếu tác phẩm lớn vì thiếu tư duy lớn"

Thanh Phương - Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

 Bìa sách " Nổi Buồn Chiến Tranh" của Bảo Ninh, một trong những tác phẩm gây tiếng vang lớn ở Việt Nam đầu thập niên 1990.
Bìa sách " Nổi Buồn Chiến Tranh" của Bảo Ninh, một trong những tác phẩm gây tiếng vang lớn ở Việt Nam đầu thập niên 1990.

Vì sao văn học Việt Nam vẫn không có những tác phẩm lớn? Đó là câu hỏi đã nhiều lần được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây. Chưa nói đến những tác phẩm có tác động mạnh đến thế giới hoặc được thế giới biết đến nhiều, trong những năm gần đây nền văn học Việt Nam có phần nào im ắng, không còn xuất hiện nhiều những hiện tượng như Nguyễn Ngọc Tư với “Cánh đồng bất tận” hay trước đó là Nguyễn Huy Thiệp với “Tướng về hưu” hay Bảo Ninh với “Nổi buồn chiến tranh”, trong khi sách dịch các tác phẩm của thế giới thì tràn ngập thị trường Việt Nam.

Như vậy, có thể lý giải như thế nào cho tình trạng này? Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ qua điện thoại từ Hà Nội, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, tác giả cuốn tiểu luận phê bình “ Nhà văn như Thị Nở”, được xuất bản cách đây vài tháng, cho rằng cái chính đó là thế hệ nhà văn hiện nay còn thiếu tính chuyên nghiệp và quan trọng hơn là thiếu những tư duy lớn, lý do về hạn chế tự do sáng tác ở Việt Nam chỉ là một phần nguyên nhân thôi. Sau đây mới quý vị nghe phần phỏng vấn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.

No comments :

Post a Comment


 Tục ngữ & Thành ngữ

  1. ĂN TRÔNG NỒI, NGỒI TRÔNG HƯỚNG
  2. Kín cổng cao tường
  3. Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
  4. Kẻ tám lạng người nửa cân
  5. Hồn xiêu phách lạc
  6. Hàng tôm hàng cá
  7. Há miệng mắc quai
  8. Há miệng chờ sung
  9. Gửi trứng cho ác
  10. Giàu làm kép hẹp làm đơn