 |
Nhà văn Alexandre Soljenitsyne tại Matxcơva, 12/1998 (RIA Novosti) |
RFI -
Ngày 28/12/1973, « Quần đảo ngục tù – L’Archipel du Goulag » của nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, đã được xuất bản tại Paris và được đánh giá là cuốn sách lớn của thế kỷ 20. Tuyển tập về nỗi kinh hoàng dưới chế độ Staline đã làm thay đổi nhãn quan của phương Tây về Liên bang Xô Viết.
Các tiết lộ về quy mô các đợt trấn áp dưới thời Staline đã gây sốc mạnh trong công luận phương Tây : Hàng trăm ngàn người bị hành quyết thẳng tay, chính quyền chủ ý gây ra nạn đói, hàng triệu người bị cầm tù, nhiều cộng đồng bị đầy ải, hàng triệu người chết …
Được xuất bản trước tiên bằng tiếng Nga bởi YMCA-Press, một nhà xuất bản của cộng đồng nhập cư, cuốn sách sau đó được dịch ra khoảng bốn chục thứ tiếng và được phát hành với khoảng mười triệu ấn bản trên thế giới. Cũng từ đó, Goulag (từ viết tắt của Ban Lãnh đạo chính các trại lao động khổ sai) đã đi vào ngôn ngữ thông thường.
Theo ông Claude Durand, phụ trách xuất bản sách văn học của Soljenitsyne, « nếu đánh giá theo các tiêu chí hiệu quả của một tác phẩm đối với tiến trình lịch sử thế giới, thì chắc chắn đây là cuốn sách có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 ».
Chính quyền Kremlin đã có phản ứng mau lẹ : Hai tháng sau khi cuốn sách được xuất bản ở phương Tây, nhà văn Soljenitsyne bị bắt, tước quốc tịch Liên Xô và bị trục xuất. Ông chỉ có thể trở lại Nga vào năm 1994, sau 20 năm sống lưu vong.
Các ấn bản in bằng tiếng Nga tại Paris đã được bí mật đưa vào Liên Xô và được truyền tay, đánh máy lại hoặc chụp ảnh lại.
Nhà ly khai nổi tiếng, giải Nobel Hòa Bình Andrei Sakharov, đã viết trong Hồi ký của ông : « Cuốn sách của Soljenitsyne đã gây một cú sốc cho chúng tôi. Ngay từ những trang đầu, đã hiện lên một thế giới độc địa với các trại lao động khổ sai xám xịt có hàng rào dây thép gai quấn quanh, các phòng tra tấn… ».
Vào thời đó, có cuốn sách của Soljenitsyne trong nhà hoặc cho bạn bè mượn có thể bị đưa đi lao động khổ sai, với tội danh « phổ biến tuyên truyền chống Liên Xô ». Năm 1978, nhà ly khai Balys Gaiauskas đã bị kết án 10 năm tù giam vì đã dịch cuốn sách này sang tiếng Litva.
Nhà văn Soljenitsyne đã viết cuốn « Quần đảo ngục tù » với sự giúp đỡ của nhiều cựu tù nhân mà ông đã liên lạc, sau khi công bố cuốn « Một ngày của Ivan Denissovitch » năm 1962.
« Quần đảo ngục tù » là cuốn sách đầu tiên tại Liên Xô nói về các trại giam dưới thời Staline. Soljenitsyne đã khai thác các ký ức về bẩy năm bị đày đọa trong ngục tù của ông.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm 2007, vài tháng trước khi qua đời, Soljenitsyne cho biết : « Hàng ngàn cựu tù nhân đã viết thư cho tôi sau khi xuất bản cuốn Một ngày của Ivan Denissovitch. Lúc đó, tôi đã hiểu rằng số phận đã trao cho tôi thứ mà tôi cần. Tôi đã có được các chất liệu để viết Quần đảo ngục tù là nhờ có họ ».
Các lời chứng này đã làm cho nội dung cuốn sách trở nên rất phong phú : Các công trường khổng lồ trong các trại lao động khổ sai, các hình phạt tra tấn đối với những người bị nghi ngờ, các khu trại lao động khổ sai ở vùng Kolyma, các cuộc nổi dậy, trốn trại trong rừng taiga, chết đói, lạnh, lao động khổ sai trong cái rét khủng khiếp – 50° ở Siberi…
Soljenitsyne đã bí mật viết cuốn sách trong vòng 10 năm, vì thời kỳ bài Staline ngắn ngủi đã chấm dứt. Ông là đối tượng bị nghi ngờ, bị KGB theo dõi.
Một mạng lưới các bạn bè trung thành mà ông gọi là « những người vô hình », đã giúp ông tìm kiếm tài liệu, đánh máy, cất dấu bản thảo, chụp thu nhỏ lại và cuối cùng là chuyển các bản thảo sang phương Tây.
Bà Elena Tchoukovskaia, một trong « những người vô hình », kể lại : « Ông ấy làm việc trong các điều kiện rất khó khăn. Ông luôn luôn phải trù tính sẽ cất dấu các bản thảo ở đâu. Ông viết mà không bao giờ có trước mặt tất cả các bản thảo đã viết trước đó. Ông ghi vào trong các cuốn sổ : Đưa các bản thảo này vào chương này, rồi chương này thì cất dấu ở Estonia, chương kia cất dấu ở Matxcơva… ».
Soljenitsyne đã dành toàn bộ số tiền bản quyền cuốn « Quần đảo ngục tù » để giúp đỡ các tù nhân chính trị tại Liên Xô cho đến tận ngày chế độ Cộng sản sụp đổ.
Bài viết liên quan:
- Tiếng khóc của người văn công 37 năm sau
- Linh Lê và Còn lại tiếng người hót đắng cay
- "20 năm Văn học miền Nam" - Phần 2
- Hội thảo "20 năm Văn học miền Nam"
- Khi truyền thông quá đà
- Sơ Cristina, khi nữ tu đi thi hát
- Quách Thoại, nhà thơ đấu tranh đầu tiên của VN
- Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn
- “Nỗi lòng người đi” hay “Tôi xa Hà Nội”?
- Tại sao Thương xá TAX không thể là một di sản văn hóa Sài Gòn?
- Nhà thơ phản chiến Nguyễn Bắc Sơn
- Văn học phản kháng và cái giá phải trả
- “Tôi tự hào là người Việt Nam”
- "Đập cánh giữa không trung" đoạt giải tại LHP Venice
- Nhà báo, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng
- Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù
- “Đây, chương trình Thi văn Tao Đàn…”
- Trần Quảng Nam: nhạc kịch Truyện Kiều
- Phiên bản Besame Mucho của tenor Mark Vincent
- Hoa Sen và Bão tố
- Nhận định về 3 bài vọng cổ trúng giải Phụng Hoàng
- Nhạc sĩ Phó Đức Phương trả lời RFA về chuyện tác quyền
- Tuồng “Men Rượu Sa Kê” và đôi nghệ sĩ Thanh Nga – Thành Được
- Phạm Xuân Nguyên: "Việt Nam thiếu tác phẩm lớn vì thiếu tư duy lớn"
- Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù
- Bài vọng cổ “Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa”
- Bài ca vọng cổ trúng giải Phụng Hoàng
- Nhà thơ Nguyên Sa và sự thay đổi cảm nhận thi ca VN
- Tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa”
- Chuyện cổ tích “Trầu Cau”
- Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội
- • Hiện tượng “Lệ rơi”
- Đồng Lan : Sứ mệnh truyền tải ngôn ngữ của Molière
- Nhà thơ Phạm Cao Hoàng với “Hành Phương Đông”
- • Phá cách ca khúc cũ, sự sáng tạo mang nhiều rủi ro
- • Nhà văn Tô Nhuận Vỹ và tạp chí Sông Hương
- • Phản ứng của văn nghệ sĩ trước TQ xâm lược
- • Xscape làm hồi sinh ông hoàng nhạc pop Michael Jackson ?
- • “ Tôi ba mươi”: Tiêu biểu cho “làn sóng mới” của điện ảnh Việt Nam
- • Cannes 2014 : Làn sóng điện ảnh Châu Á thoái trào ?
- • Nữ nghệ sĩ Kim Chi, tổ quốc nhớ từ xa
- • TBT Nguyễn Phú Trọng châm ngòi như thế nào cho vụ hủy Luận văn và tước bằng Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan?
- • Trận chiến Nhã Thuyên
- • Tự do học thuật qua vụ Đỗ Thị Thoan
- • Văn hào Gabriel Garcia Marquez
- • Giới học thuật phản đối vụ thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan
- • Những bài hát về Sài Gòn được viết sau 1975 từ hải ngoại
- • Tình ca bolero : Aznavour thuần phục định mệnh
- • Marquez đến với độc giả Việt Nam như thế nào ?
- • Tiểu thuyết Gửi người yêu và tin của Nguyễn Thị Từ Huy
- Tập Thơ T.T.Kh
- • Tuồng cải lương “Con Tấm Con Cám”
- • Nhã Thuyên, nạn nhân của nền chính trị hướng dẫn văn học.
- • Đọc “Ký ức vụn” của Nguyễn Quang Lập
- • Phim Việt Nam tranh giải tại Festival Créteil
- • Sự ra đời của Văn đoàn độc lập Việt Nam
- • Viết về phụ nữ Việt Nam
- Trại sáng tác Krabi, một trải nghiệm đáng nhớ
- • Sự đóng cửa của một tờ báo
- • Alexandre Dumas, cực giỏi viết văn, tuyệt đỉnh nấu ăn
- • Những bước nhảy đầy ấn tượng trước tượng đài vua Lý
- • Dân ca miền Bắc
- • Tiếng cười hả hê, an lạc của Trà Lũ
- • Đôi dòng cảm nhận về ca khúc "Xuân này con vắng nhà"
- • Năm Ngọ kể chuyện Ngựa trong lịch sử văn chương
- • Cảm nghĩ về vận mệnh Giáp Ngọ 2014
- • Hoang Sa, nỗi đau 40 năm
- • Sóng gió Biển Đông phép thử sự chính trực
- • Nói chuyện với tác giả “Bãi vàng, đá quý, trầm hương”
- • Cuộc đời của Yves Saint Laurent lên màn bạc
- • Nhà thơ Trần Đăng Khoa
- • Một tác phẩm về vụ án "Lệ Chi Viên" bị đình chỉ xuất bản
- • Albert Camus : Đam mê viết báo và “4 phẩm chất của một nhà báo tự do”
- • Nữ hoàng truyện ngắn Alice Munro
- Việt Dzũng, niềm thương nhớ khôn nguôi
- • Khi thơ bị trả thù
- Nhạc phẩm Hang Bêlem
- Dạo khúc Nguyễn Quang Tấn
- Chuyện về những bài văn lạ
- Phận người vận nước
- Ngồi Hong Váy Ướt
- Ngàn năm áo mũ
- M.Duras và "Người tình": Từ huyền thoại đến sự thật
- Nguyễn Hữu Hồng Minh và Người ăn bóng
- Mây trong văn chương và nghệ thuật
- Tủ sách Tiếng Quê hương và nhà văn Uyên Thao
- • Những góc nhìn trái chiều về Đại tướng
- Tcherfunith – một tác phẩm xã hội mang tính hiện thực
- • “Hôme” – Chuyến lữ hành về quá khứ
- Giá trị thật của “Nhạc sến”
- Những dòng nham thạch trong thơ Chiêu Anh
- • Café Cộng: Sáng tạo hay bôi bẩn hình tượng?
- • « Tiên học lễ hậu học văn » tại Việt Nam
- "Sách đen về bạo lực tình dục" và cuộc chiến chống nạn hãm hiếp
- • Văn học Việt Nam: tứ bề thọ địch
- • Văn học trung tâm: động cơ của phê bình chỉ điểm?
No comments :
Post a Comment