Sunday, March 22, 2015

Công tội của Từ Hy thái hậu

Ngày 15/11/1908, Từ Hy thái hậu trút hơi thở cuối cùng, thọ 74 tuổi, chấm dứt quãng đời thống trị của mình mặc dù chưa một ngày xưng đế như Võ Tắc Thiên. 
n
Thái hậu Từ Hy (1835–1908).
Sau khi Từ Hy thái hậu chết, linh cữu của bà được chôn cạnh mộ Hoàng đế Hàm Phong (phía Đông) nên về sau người đời gọi là Đông lăng. Đông lăng nằm cách Bắc Kinh 125 km, tọa lạc trên diện tích 2.500 km2, ba mặt có núi cao bao bọc. Đây cũng là nơi an táng của Hoàng đế Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong, Đồng Trị và Từ An thái hậu.

Theo sử sách, Từ Hy thái hậu là người khá mê tín nên khi còn sống bà đã nhiều lần đến Đông lăng xem nơi an nghỉ ngàn thu của mình. Từ Hy thái hậu đã trấn trạch cho mộ huyệt của mình bằng 18 viên trân châu. Lăng của Từ Hy thái hậu được xây cất trong 6 năm, tốn hơn 1 triệu lạng bạc. Theo di chiếu, khi khâm niệm Từ Hy thái hậu, người ta cho bà ngậm một viên dạ minh châu, xung quanh quan quách chất đầy vàng bạc, châu báu. Nhưng sự sa hoa của Từ Hy thái hậu đã khiến nhiều người dòm ngó. Tháng 7/1928, Tôn Điện Anh đã đào trộm lăng Từ Hy thái hậu để lấy của cải.

Từ Hy sinh năm 1835 trong một gia đình tiểu quan lại tại Đạo Huệ, Quảng Thái, Ninh Trì, tỉnh An Huy (là con gái của Huệ Trưng, người Mãn thuộc dòng họ Diệp Hách Na Lạp), trở thành phi tần của Hoàng đế Hàm Phong năm 1851 sau khi vượt qua 60 cô gái cùng tham gia thi tuyển tú nữ. Năm 1854, Từ Hy được tấn phong làm Ý Tần và 1 năm sau mang thai đứa con đầu lòng. Ngày 27/4/1856, Ý Tần sinh hạ hoàng tử Tải Thuần, con trai duy nhất của Hoàng đế Hàm Phong. Sau khi sinh hạ hoàng tử, bà được sắc phong làm Ý Phi và 1 năm sau, Từ Hy được tấn phong làm Ý Quý Phi. Tháng 2/1857, bà lại được tiến phong làm Ý Hoàng Quý Phi, đây là địa vị cao nhất trong hậu cung lúc bấy giờ, chỉ sau Hoàng hậu.

Từ Hy nổi tiếng với trí thông minh và khả năng đọc viết thông thạo tiếng Hán nên có nhiều cơ hội tham chính khi sức khỏe của Hoàng đế Hàm Phong không được tốt. Sau khi Hoàng đế Hàm Phong chết (22/8/1861), Hoàng tử Tải Thuần lên ngôi khi mới 5 tuổi dưới sự phụ chính của 8 quan đại thần, đứng đầu là Túc Thuận.

Trong lúc chờ ngày để đưa di hài của Hàm Phong về Bắc Kinh, Từ Hy đđã nhanh chóng tạo dựng vây cánh, trong đó có Cung thân vương và Thuần thân vương để bắt 8 phụ chính đại thần khi họ về đến Bắc Kinh. Sau khi Túc Thuận và 2 phụ chính đại thần bị chém đầu, Từ Hy và Hoàng hậu Từ An trở thành 2 người phụ nữ đầu tiên của nhà Thanh rủ mành nhiếp chính. Sử sách gọi đây là cuộc đảo chính Tân Dậu.

Vì vua còn quá nhỏ nên Từ Hy nhanh chóng thau tóm quyền lực và thống trị vương triều nhà Thanh trong suốt 47 năm (1861-1908). Mặc dù Quang Tự và Phổ Nghi được phong Hoàng đế, nhưng quyền hành đều nằm trong tay Từ Hy thái Hậu. Có lẽ ít người có duyên như Từ Hy bởi được hầu tới 4 Hoàng đế: Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi, nhưng cũng không ai độc ác và tàn nhẫn như bà.

Cho đến nay người đời vẫn không hiểu vì sao Quang Tự lại chết trước Từ Hy thái hậu có 1 ngày và ai là hung thủ đích thực bởi có nhiều tài liệu ghi chép khác nhau. Ngày 15/11/1908, Từ Hy thái hậu qua đời tại Điện Nghi Loan, chỉ 1 ngày sau cái chết đột ngột (bị đầu độc bằng thạch tín - cao gấp 2.000 lần người bình thường) của Hoàng đế Quang Tự.

Công tội của Từ Hy thái hậu
Từ Hy bên các thái giám thân cận. Người đứng bên phải là Lý Liên Anh.
Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, Từ Hy thái hậu sẽ khó nắm quyền nếu không có sự trợ giúp của các trợ thủ, nhất là 2 thái giám An Đức Huy và Lý Liên Anh. An Đức Huy là thái giám gian ngoan (hối lộ ngự y để không bị thiến) nên nhanh chóng được Từ Hy ân sủng bởi hắn không những hoàn thành tốt nhiệm vụ, mà còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh lý cho bà. Nhưng sau khi được sủng ái, An Đức Huy trở nên lú lẫn nên đã bị người của Từ An thái hậu trừ khử.

Rút kinh nghiệm của An Đức Huy, Lý Liên Anh đã khôn ngoan hơn, tàn nhẫn hơn và hống hách hơn. Lý Liên Anh được coi là viên thái giám ngoại lệ bởi được Từ Hy phong làm nhị phẩm đại tổng quản. Một trong những nguyên do khiến Lý Liên Anh được Từ Hy thái hậu tin dùng bởi biết thoả mãn dục vọng của bà.

Trong 47 năm chấp chính, Từ Hy thái hậu biết trọng dụng Tăng Quốc Phiên, cho dù ông là người Hán để dẹp yên nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng, nhất là cuộc cách mạng do Hồng Tú Toàn lãnh đạo được biết tới dưới cái tên Thái Bình thiên quốc. Tiếp đến là biết tăng cường sức mạnh quân đội nhà Thanh, ký nhiều điều ước với các nước phương Tây, phát động cuộc chính biến Mậu Tuất và bán rẻ thành viên Nghĩa hoà đoàn.

No comments :

Post a Comment


 Tục ngữ & Thành ngữ

 Nghệ Thuật Sống