Thursday, October 8, 2015

Giai thoại Nguyễn Bính

pic

Nguyễn Bính chơi thân với một nhà thơ nữ còn trẻ, nhưng nàng lại “dính bùa yêu” của một người nhiều gấp đôi tuổi nàng. Năm 1954, Nguyễn Bính từ miền Nam tập kết ra Bắc, ông tìm đến thăm nữ nhà thơ nọ. Nữ nhà thơ tiếp ông thân ái.

Nàng để đĩa cam lên bàn. Trong lúc nàng hí húi bổ cam mời Nguyễn Bính thì ông đã viết xong hai câu thơ toàn vần C để trêu bạn, nhét xuống dưới đĩa cam:

“Cô cầm cam, cụ cầm cô, cô cứ cỳ cèo co céo cụ
Cụ càng cao, cô càng cáu, cô càng cay cú cái cò con!”

Nguyễn Bính về rồi, nữ sĩ đọc bài thơ giận tím mặt. Nàng quyết định cắt đứt quan hệ với Nguyễn Bính. Bạn bè biết chuyện liền có thơ giễu lại Nguyễn Bính: “Chơi chữ cam, chơi chữ chua cay, câu chuyện cũ càng, còn cáu kỉnh. Cô cấm cửa, cuối cùng cũng cắt” .

Tuy nhiên, chuyện “không nhìn mặt nhau nữa” như trường hợp với nữ sĩ kia không xảy ra nhiều trong đời Nguyễn Bính.

Nguyễn Bính rất dễ yêu song cũng hay thất tình. Mỗi lần thất tình ông thường trút nỗi niềm vào thơ. Những bài thơ như thế của Nguyễn Bính thường là hay.

Chẳng hạn, một lần Nguyễn Bính cùng Vũ Hoàng Chương nhảy tàu hỏa lên Bắc Giang chơi. Ở đây Nguyễn Bính có một người bạn là nhà thơ Bàng Bá Lân. Bàng Bá Lân cùng nhóm thơ Bắc Giang mới lập một hội gọi là “Tao đàn Sông Thương”

Tại Tao đàn này có một nữ sĩ, rất xinh đẹp từng hút hồn Nguyễn Bính bấy nay. Nguyễn Bính “kết lắm”, nhưng nữ sĩ thì có vẻ chỉ mê thơ chàng chứ không mặn mà với con người chàng cho lắm.

Lần này Nguyễn Bính kéo Vũ Hoàng Chương lên để mong sự trợ giúp của bạn cho cuộc tình đi đến độ đơm hoa kết trái. Nhưng không ngờ tình hình càng trở nên xấu đi.

Trên đường về, ngồi trong toa tàu, Nguyễn Bính đã làm tức thì những câu thơ và đọc cho Vũ Hoàng Chương nghe:

“Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bao giờ bên đục bên trong hài hòa
Ngậm ngùi một bước một xa
Đến đây là… đến đây là… là thôi!”

Cái câu “Đến đây là… đến đây là… là thôi!” thật kỳ tài. Chỉ có tâm trạng kẻ thất tình thì câu thơ mới dùng dằng, ngắt quãng kiểu ấy. Về sau, hai câu cuối của Nguyễn Bính đưa vào bài “Rượu xuân”.

Giáp Tết năm 1945, tờ Dân báo có trụ sở tại Sài Gòn chuẩn bị ra số báo xuân Ất Dậu. Chủ báo Tế Xuyên thấy cần có thơ Nguyễn Bính thì báo mới đắt khách.

Nguyễn Bính lúc đó đang túng tiền nhưng vẫn làm cao, ra giá 2 đồng một câu thơ. Hai đồng lúc đó rất có giá trị. Nếu bài thơ dài 20 câu thì gay cho tòa báo nên ông chủ bút mạnh dạn trả giá 1 đồng một câu. Nguyễn Bính tính nhẩm thấy so với nhuận bút ngày thường đã tăng gấp 4, 5 lần nên vội gật đầu đồng ý.

Đến ngày hẹn, Nguyễn Bính đem đến bài thơ “Sao chẳng về đây” ông làm tại xóm Dừa.

Bài thơ có 10 khổ, mỗi khổ có 4 câu, tổng cộng có 40 câu. Thấy thế, ông chủ bút vừa mừng vừa lo. Mừng vì bài thơ hay. Lo vì như thế bài thơ sẽ có giá lên tới 40 đồng.

Ông chủ bút đọc đi đọc lại tìm chỗ chưa được để giảm giá. Ông phát hiện ra câu thơ hình như Nguyễn Bính có ý chơi xỏ mình:

“Ở lại kinh thành với bút nghiên
Đêm đêm quán trọ thức thi đèn
Làm thơ bán lẻ cho thiên hạ
Thiên hạ đem thơ đọ với tiền”…

VOVN

No comments :

Post a Comment


 Tục ngữ & Thành ngữ

 Nghệ Thuật Sống