Wednesday, March 6, 2013

Làm sao để hấp dẫn công chúng ?

Trọng Thành


Năm 2013 được chọn làm năm văn hóa Pháp - Việt. Trong năm này, sẽ có nhiều chương trình giới thiệu các hoạt động văn hóa nghệ thuật cổ truyền Việt Nam tại Pháp. Trong bối cảnh các di sản nghệ thuật cổ được tôn vinh, cùng lúc với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật mang màu sắc cố truyền có xu hướng lan rộng, có nhiều câu hỏi đặt ra là : Nghệ thuật như thế nào xứng đáng được coi là bảo lưu di sản ? Nên quảng bá các nghệ thuật truyền thống như thế nào với bạn bè quốc tế ? Và nếu có thể cách tân, thì cách tân như thế nào ?
Từ những năm gần đây, đặc biệt sau khi một số loại hình nghệ thuật cổ truyền Việt Nam như quan họ, nhã nhạc cung đình, cồng chiêng Tây Nguyên… được Unesco tôn vinh làm di sản phi vật thể của nhân loại, việc giới thiệu quảng bá với công chúng Pháp và công chúng phương Tây nói chung ngày càng được chú ý.
Tạp chí Cộng đồng của RFI tuần này đặc biệt giới thiệu với quý vị về văn hóa quan họ, như một ví dụ cho các cách nhìn khác nhau xung quanh vấn đề gìn giữ, phát huy và cách tân các di sản nghệ thuật cổ truyền. Quan họ là một di sản có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Việt Nam, nhất là tại xứ Kinh Bắc, và được Unesco thừa nhận là di sản nhân loại năm 2009, tiếp theo nhã nhạc cung đình Huế và không gian cồng chiêng Tây Nguyên.
Trước hết, mời quý vị theo dõi phần phỏng vấn với nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học Trần Quang Hải. Để quảng bá tốt các môn nghệ thuật cổ truyền Việt Nam, theo giáo sư Trần Quang Hải, cần phải giới thiệu những gì trung thực nhất với truyền thống.


No comments :

Post a Comment


 Tục ngữ & Thành ngữ

  1. ĂN TRÔNG NỒI, NGỒI TRÔNG HƯỚNG
  2. Kín cổng cao tường
  3. Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
  4. Kẻ tám lạng người nửa cân
  5. Hồn xiêu phách lạc
  6. Hàng tôm hàng cá
  7. Há miệng mắc quai
  8. Há miệng chờ sung
  9. Gửi trứng cho ác
  10. Giàu làm kép hẹp làm đơn