Wednesday, December 12, 2012

Nhạc tài tử Việt Nam đầu thế kỷ 20: Vai trò quảng bá của Pháp

Ban nhạc Nguyễn Tống Triêu ( Mỹ Tho ) khi trình diễn ở Marseille năm 1906.
Ban nhạc Nguyễn Tống Triêu ( Mỹ Tho ) khi trình diễn ở Marseille năm 1906.

Thanh Phương
  

Tại Hội nghị thường niên lần thứ Hội Âm nhạc học Úc diễn ra từ ngày 03/12 đến 05/12/2012 vừa qua, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên, giảng viên âm nhạc Đại học Quốc gia Úc tại Sydney đã trình bày về đề tài nhạc tài tử Việt Nam. Bài tham luận này dựa trên những gì mà Nguyễn Lê Tuyên cùng với tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp tìm tòi nghiên cứu về lịch sử của hát bội, nhạc tài tử và cải lương Việt Nam.
Điều đáng chú ý, theo nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên, đó là trong quá trình phát triển, nhạc tài tử Việt Nam đã được chính quyền thuộc địa quảng bá rộng rãi ở Pháp vào đầu thế kỹ 20, cụ thể qua các buổi trình diễn của các ban nhạc tài tử Việt Nam ở Paris năm 1900 và ở Marseille năm 1906.
Từ sự quảng bá này mà nhạc tài tử sau đó được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam và góp phần cho sự hình thành sân khấu cải lương sau này. Trả lời phỏng vấn RFI từ Sydney, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên, nói rõ hơn về vai trò của Pháp trong việc quảng bá nhạc tài tử Việt Nam:


No comments :

Post a Comment


 Tục ngữ & Thành ngữ

  1. ĂN TRÔNG NỒI, NGỒI TRÔNG HƯỚNG
  2. Kín cổng cao tường
  3. Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
  4. Kẻ tám lạng người nửa cân
  5. Hồn xiêu phách lạc
  6. Hàng tôm hàng cá
  7. Há miệng mắc quai
  8. Há miệng chờ sung
  9. Gửi trứng cho ác
  10. Giàu làm kép hẹp làm đơn